Sinh tại Rumani, nhà văn CV Gheogrhiu sau này trở thành linh mục tại xứ sở của mình.
CV Gheorghiu từng học triết và thần học và thi sĩ trước khi ông đến với tiểu thuyết. Trong nỗi đau của một dân tộc nhỏ bị các cường quốc đè nén, số phận con người trôi dạt trong những bước đường khốn khổ, trong hàng trăm trại giam của các cường quốc. Từ Phát Xít đến Đồng Minh, đến Cộng Sản. Con người Ru Ma Ni chịu đựng biết bao thiệt thòi, cay đắng đến mức chua chát. Gheogrhiu sống cùng nỗi đau của thời cuộc, của thân phận dân tộc mình, ngòi bút của ông qua bao nhiêu nỗi đau trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn. Khắc hoạ lại những ngày ảm đạm, bi thiết của nhân dân Ru Ma Ni.
Nhân vật trong Vòng đầu Địa Ngục, Một Ngày Trong Đời Của I Van của Solzhenitsyn, hay nhân vật trong Lửa yêu thương, Lửa Ngục Tù của Remarque, hay nhân vật trong Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn đều còn cảm thấy có lối thoát, có thấy niềm hy vọng ở tương lại. Còn những nhân vật của CV Gheorghiu lần lượt bị tước đi tàn nhẫn hy vọng, đến độ họ tìm hy vọng trong sự vô vọng tiêu cực. Họ hy vọng sự giải thoát ở cái chết. Nếu đọc những tác phẩm của ông, chứng kiến những gì nhân vận của ông đã trải qua. Người lạc quan nhất cũng nghĩ, thà chết cho xong.
Có lẽ bi kịch mà ông dựng lên, chính xác là tái tạo sinh động về số phận con người. Nó nghiệt ngã quá, nên ông không có được ánh hào quang như Parternak hay Solzhenitsyn.
Tác phẩm của Gheorghiu viết về số phận con người trong chiến tranh. Có điều ông phê phán tất cả các bên từ Phát Xít, Đồng Minh, Cộng Sản. Chẳng được hậu thuẫn của bên nào. Tuy nhiên nếu ai từng đọc tác phẩm của ông khó lòng mà không nghĩ ngợi về số phận con người thời chiến.
Không có sự giải phóng nào tốt hơn sự giải phóng nào. Người Đức có cái tàn bạo của người Đức, người Nga còn tàn bạo gấp bội lần. Người Mỹ lạnh lùng thu lợi.
Nếu bạn tìm kiếm sự rùng mình, không cần phải đổ cá với nước lên người như chuyện cổ tích. Hãy một lần đọc Lối Thoát Cuối Cùng hay Giờ Thứ 25.
(St)
Cá nhân tôi đã được đọc các tác phẩm này, để rồi tuổi 20 của tôi đi qua với nhiều dằn vặt, ray rứt, đau đớn. Nếu bây giờ, có ai đưa cho tôi mượn 2 cuốn truyện này...thì tôi không còn can đảm đọc lại nữa
No comments:
Post a Comment