Friday, October 31, 2008
Vĩnh biệt tình em - Boris Pasternak
Kể ra một đất nước xưng là độc lập – tự do mà một tác phẩm đầy chất nhân văn, đoạt giải Nobel văn chương phải chờ đợi ngần ấy năm, phải chờ lúc xứ người xuất bản thì mình mới xuất bản cũng thế nào , chả biết nói sao.
Năm 1956 sau khi Nga Xô Viết không chấp nhận xuất bản tác phẩm này, nhờ một đại diện của nhà xuất bản Italia tại Nga. Bản thảo được gửi đi . Ngay lập tức tác giả bị triệu tập với mệnh lệnh đánh điện đề nghị nhà xuất bản kia đình chỉ việc ấn hành ngay lập tức. đành lòng Pasternak phải gửi bức điện đến nhà Xb nọ với niềm tin chăc chắn rằng họ sẽ không tin đây là ý ông. Quả vậy giám đốc Nxb Phentơrineli quá hiểu thế nào về nhân quyền ở một nước theo chủ nghĩa Mác. Ông tuyên bố mình phải có trách nhiệm và lương tâm đưa một tác phẩm này ra mắt thế giới. Và không phụ lòng tác giả với NXB, ngay lập tức cả Phương Tây nồng nhiệt chào đón tác phẩm này. Tiếp ngay đó là Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển quyết định trao giải Nobel Văn Chương cho nhà văn.
Đây là giải Nobel mà ngay sau đó, tác giả đã phải tha thiết gửi đơn đến Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển xin được từ bỏ giải thưởng danh giá này. Tuy rằng trước đó nghe tin, tác giả gửi thư cám ơn.
Nguyên nhân là những nhà văn chân chính, mang đầy nhiệt huyết cách mạng cao cả, trang bị bằng học thuyết Mac-le ở Nga cảm thấy bị xúc phạm bởi hành động xảo trá của Boris Pasternak. Một hành động lén lút mang ra nước ngaòi xuất bản ( vì trong nước không cho) bị ví là tên Juda phản Chúa. Báo Văn Học ngày 25-10 năm 58 trút lên đầu ông những câu " ông ta được giải thưởng vì đồng ý sắm vai trò làm miếng mồi móc vào cái lưỡi câu han gỉ của trò tuyên truyền chống Liên Xô..cái kết cục chẳng vinh quang gì đang chờ tên Juda. Bác sĩ Zhivago và tác giả sẽ bị toàn dân khinh bỉ ( bọn này động tí là nhân danh toàn dân, toàn …giọng quen quá ).
Người ta còn tổ chức cuộc lấy chữ ký của các sinh viên ở Viện văn học Gorki ký vào bức thưu đòi trục xuất tá giả đồng thời tổ chức biểu tình. Có vài chục sinh viên bất đắc dĩ phai đi. Nhưng trên báo Văn Học thì là sự phẫn nộ của toàn bộ tầng lớp sinh viên Xô Viết với Pasternak. Một cuôc họp tại hội nhà văn Liên Xô, không khí đấu tố hừng hực, dưới đây là một số ý kiến của các nhà văn Xô Viết chân chính, lý tưởng cao đẹp.
..suốt 40 năm qua hắn là kẻ thù giấu mặt, nuôi lòng căm giận sống giữa chúng ta. Chúng ta cần đề nghị chính phủ tước quyền công dân của hắn .
… bằng tiểu thuyết rác rưởi và tư cách của hăn. Pasternak đã đặt mình ở bên ngoài nền văn chương Xô Viết và xã hội Xô Viết .Thứ cỏ dại này cần phải nhổ sạch đi.
…Vụ Pasternak là vụ phản bội, là sự phỉ nhổ vào nhân dân ta..tôi tán thành việc trục xuất.
.. cuốn sách ấy là công cụ chiến tranh lạnh chống chủ nghĩa cộng sản. ở phương Tây còn cần đến Pasternak khi hắn còn ở nước ta. Nhưng khi hắn trở thành Nga Kiều thì họ chẳng cần đến hắn nữa. Đấy sẽ là sự trừng phạt mà hắn phải chịu do việc phản bội.
..nhân dân không biết hắn là nhà văn, mà sẽ biết hắn là kẻ phản bội. Người Nga có câu " chó không thể làm người " tôi thấy đúng nhất là tống cổ hắn đi.
Một số người không phát biểu, khi biểu quyết thì số này người đi toa loét, người đi uống nước.
Pasternak từ chối sang nước ngoài, ông làm đơn gửi Tổng bí thư Nga Xô xin ở lại. để rồi sống trong cảnh chèn ép, đè nén, thất nghiệp. Hai năm sau ông từ trần trong tâm trạng buồn bã, u uất. Một thành công của các nhà văn Xô Viết chăng ?
Bác Sĩ Zhivago không đả kích hay lên án chế độ. Sự việc trong đó xảy ra ở tại thời điểm giao thời Nhưng hơn hết là tư tưởng trong tác phẩm ấy là con người dám sống và theo đuổi tình yêu, khát khao của cá nhân con người. Mặc dù bi xô đẩy bởi tấn kịch chính trị biến động, tình yêu vẫn ngời cháy trong lòng những nhân vật Dẫu là cuộc chia ly không hy vọng gì gặp lại, hay cái chết cận kề không làm suy thoái, biến chất , thay đổi cái nhân tính con người, ở họ toả sáng lên một tình yêu cháy bỏng đến đam mê và thánh thiện.
Tóm lại thì mk, cái giải Nobel Văn Chương đéo thế nào vớ vẩn như bọn Nga Xô Viết tuyên truyền năm 1958. Đó là giải thưởng được cả thế giới công nhận từ lúc ra đời đến bây giờ và mãi mãi. Chỉ có mấy thằng độc tài chuyên chế, chuyên uốn nắn văn nghệ là bịp bợp , láo toét mà thôi.
Pasternak viết bài thơ có tên " Giải thưởng No bel "
… chết sững như con thú bị lùa
đâu đây có người, tự do, ánh sang
Còn sau lưng tôi là tiếng xua đuổi ồn ào
Mà tôi không có ngả nào thoát ra…
Không có ngả nào thoát ra, đấy là bi kịch lớn hơn cả bi kịch mà nhân vật Zhivago của ông từng trải. Bản thân cuộc đời ông đã là tấm gương phản chiếu sự tàn nhẫn của chế độ Xô Viết. Cần gì tiểu thuyết ông phải nói hộ ông.
(St từ Blog Người Buôn Gió)
Giờ thứ 25 - Lối thoát cuối cùng
Sinh tại Rumani, nhà văn CV Gheogrhiu sau này trở thành linh mục tại xứ sở của mình.
CV Gheorghiu từng học triết và thần học và thi sĩ trước khi ông đến với tiểu thuyết. Trong nỗi đau của một dân tộc nhỏ bị các cường quốc đè nén, số phận con người trôi dạt trong những bước đường khốn khổ, trong hàng trăm trại giam của các cường quốc. Từ Phát Xít đến Đồng Minh, đến Cộng Sản. Con người Ru Ma Ni chịu đựng biết bao thiệt thòi, cay đắng đến mức chua chát. Gheogrhiu sống cùng nỗi đau của thời cuộc, của thân phận dân tộc mình, ngòi bút của ông qua bao nhiêu nỗi đau trở nên lạnh lùng, tàn nhẫn. Khắc hoạ lại những ngày ảm đạm, bi thiết của nhân dân Ru Ma Ni.
Nhân vật trong Vòng đầu Địa Ngục, Một Ngày Trong Đời Của I Van của Solzhenitsyn, hay nhân vật trong Lửa yêu thương, Lửa Ngục Tù của Remarque, hay nhân vật trong Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn đều còn cảm thấy có lối thoát, có thấy niềm hy vọng ở tương lại. Còn những nhân vật của CV Gheorghiu lần lượt bị tước đi tàn nhẫn hy vọng, đến độ họ tìm hy vọng trong sự vô vọng tiêu cực. Họ hy vọng sự giải thoát ở cái chết. Nếu đọc những tác phẩm của ông, chứng kiến những gì nhân vận của ông đã trải qua. Người lạc quan nhất cũng nghĩ, thà chết cho xong.
Có lẽ bi kịch mà ông dựng lên, chính xác là tái tạo sinh động về số phận con người. Nó nghiệt ngã quá, nên ông không có được ánh hào quang như Parternak hay Solzhenitsyn.
Tác phẩm của Gheorghiu viết về số phận con người trong chiến tranh. Có điều ông phê phán tất cả các bên từ Phát Xít, Đồng Minh, Cộng Sản. Chẳng được hậu thuẫn của bên nào. Tuy nhiên nếu ai từng đọc tác phẩm của ông khó lòng mà không nghĩ ngợi về số phận con người thời chiến.
Không có sự giải phóng nào tốt hơn sự giải phóng nào. Người Đức có cái tàn bạo của người Đức, người Nga còn tàn bạo gấp bội lần. Người Mỹ lạnh lùng thu lợi.
Nếu bạn tìm kiếm sự rùng mình, không cần phải đổ cá với nước lên người như chuyện cổ tích. Hãy một lần đọc Lối Thoát Cuối Cùng hay Giờ Thứ 25.
(St)
Cá nhân tôi đã được đọc các tác phẩm này, để rồi tuổi 20 của tôi đi qua với nhiều dằn vặt, ray rứt, đau đớn. Nếu bây giờ, có ai đưa cho tôi mượn 2 cuốn truyện này...thì tôi không còn can đảm đọc lại nữaWednesday, October 29, 2008
Let the day perish - Hãy để ngày ấy lụi tàn
Hãy để ngày ấy lụi tàn với tựa tiếng Anh là Let the day perish do Gerald Gordon viết năm 1952 một luật sư sống ở Nam Phi trong thời kì xuất hiện nạn phân biệt chủng tộc Apathied. Vì lí do này nên nội dung cây chuyện xoay quanh vấn đề phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Người phụ nữ da màu Merry bị mắc kẹt giữa hai thế giới người Âu và da màu, cô là người phụ nữ da màu có học và xinh đẹp yêu và lấy một người lính Anh Geogio. Họ không được chào đón ở thế giới người Âu, Merry cũng tự xa lánh khỏi những người da màu nghèo hèn, họ sống một cuộc sống chật vật với đồng lương quản lí quán rượu của người chồng ở khách sạn Đại Bàng. Như một ân sủng họ sinh được một đứa con da trắng Antonie khôi ngô, nhanh nhẹn và được học ở trường dành riêng cho người da trắng. Nhưng đứa con thứ hai Steve lại mang màu da của Merry. Xã hội đã không chấp nhận sự tồn tại của cả hai anh em . Steve ko dc vào học cùng trường với anh trai , họ ko nhận nó , vì nó là 1 người da màu . Nhưng chính vì từ chối nó , em ruột của Antoine , cũng đồng thời chỉ ra nguồn gốc đích thực trong huyết quản của Antoine mà Merry sẵn sàng làm mọi thứ để che giấu.
Merry sinh ra và lớn lên là một người da màu .Hơn ai hết , cô hiểu cái giá mà mình phải chịu đựng trong cuộc đời này cho dù cô không hề có tội, cho dù cô có tài năng học thức bao nhiêu đi nữa . Điều duy nhất mà hằng đêm cô cầu nguyện là hãy để những đứa con của cô được thoát khỏi bóng tối mà cô phải sống , hãy để chúng có sự tôn kính mà chúng đáng phải có .
Không phải cô không yêu Steve , cô yêu nó , nhưng cô không thể mạo hiểm tương lai của Antoine . Antoine con cô da trắng , thông minh, nó đáng được có nhiều hơn thế.
Marry quyết định gửi Antonie đi học trong một trường Âu ở Winston, chính điều này đã đẩy hai anh em vào hai thế giới hoàn toàn khác nhau. Vì tương lai phía trước của mình ,Antonie đã bỏ rơi gia đình, bỏ rơi mẹ và em, hoàn toàn xa lánh họ.Anh ngượng vì mẹ , anh ko dám nhận em trai , họ , là một bí mật của anh . Anh yêu mẹ nhưng chỉ dám nhận bà là "người giúp việc" trong nhà khi bà đón anh ở sân ga .
Sau một thời gian dài không gặp lại nhau, hai anh em phải trải qua những giờ phút đau khổ khi chứng kiến cái chết của cha và mẹ. Sau này Antonie trở thành một luật sư có tài, được trọng dụng trong thế giới của người da trắng. Cái chết của mẹ đã làm cho Antonie thay đổi cách nghĩ và đã đổi sang họ mẹ để tưởng nhớ về mẹ. Trái với sự lạnh nhạt mà Antonie dành cho mình, Steve luôn dõi bước theo anh.
Sống trong cái thời phân biệt chủng tộc khắc nghiệt nhất, Antonie không có cách nào ngoài chạy trốn chính con người thật của mình...Dằn vặt về quá khứ và âu lo với hiện tại, Antonie không có hạnh phúc, cho đến cái ngày anh gặp lại cô ấy...Ren . Nhưng cuộc sống bủa vây anh, bóng đen vẫn còn đó, anh không thoát nổi - không đủ sức thoát ra .Tình yêu cũng như một con dao làm tim anh đau nát...mà anh biết...đó chẳng phải lỗi của Ren...
Cái thiên kiến màu da từ Merry đã vô tình ăn sâu , gặm nhắm tâm hồn Antoine , anh không bao giờ được yên , không bao giờ được sống thoải mái . Cuộc sống của anh không có ngày mai, như ngồi trên miệng núi lửa , anh chỉ có thể mong cho bí mật ấy mãi theo anh xuống mồ .
Anh có thể làm gì , yêu Ren ư, lừa dối gia đình cô ấy về gốc gác của mình ư ?..... được bao lâu cơ chứ . Rồi họ lấy nhau , rồi sẽ sinh con , liệu đứa bé ấy mang màu da gì , rồi Ren có phải chịu đựng cuộc sống tủi nhục vất vả như mẹ anh . Anh không có quyền đó , anh sợ , và anh rời xa cô ấy.
Thời gian qua đi, hai anh em gặp nhau đúng vào ngày một luật sư đến tìm Antonie tại nhà anh, vì muốn che dấu em mình mà Antonie đã lỡ tay ngộ sát tên luật sư ấy. Trong thời gian hầu tòa Antonie đã ngẫm nghĩ về thân phận của mình, về bức rèm bí mật về cuộc đời mình mà anh đã che dấu bấy lâu nay. Anh luôn sống trong giả dối lo sợ, còn Steve sống thoải mái với những hoạt động của mình trong một tờ báo chống phân biệt chủng tộc. Cuối cùng để chứng minh cho sự trong sạch của mình anh phải thú nhận hết nguồn gốc của mình, chấp nhận để Steve ra làm chứng .
Giây phút mọi ánh mắt đều đổ dồn vào gương mặt trắng trẻo tuấn tú của anh rồi hoài nghi nhìn sang gương mặt ngăm đen rắn rỏi của Steve - đứa em mà anh đã xa cách, đến phút cuối vẫn quay về bên anh - rồi ngỡ ngàng nhận ra những nét giống nhau của máu mủ ruột thịt trên hai gương mặt trắng và đen ấy...
[trích Hãy để ngày ấy lụi tàn]
Ren, chỗ bám víu còn lại duy nhất trong đời anh, ng` mà luôn nói với anh rằng , cô ấy cần tình yêu , không cần những phân biệt , cuối cùng cũng không thoát khỏi những định kiến đã tồn tại từ lâu , đã được dạy dỗ , đã ăn sâu vào máu thịt của cô .
Câu nói của cô ... không cố tình .... nhưng đã vẽ ra rất rõ sự khác biệt giữa cô và anh , giữa "chúng tôi"_ theo lời cô _và anh . Lời nói của Ren đã vô tình cứa nát tim anh, lời xin lỗi của nàng càng làm anh đau buốt.
Trong cái "chúng tôi " của cô , không thể có anh , cho dù anh là 1 người da màu mang màu da trắng.
Đứng trên vách đá cheo leo của mũi Hảo Vọng, mệt mỏi, cô đơn...Antonie nghĩ về ngày xưa, về mẹ, về đứa em trai, về Ren và về chính cuộc đời mình...
Người mẹ cứng cỏi của anh - người đàn bà suốt cuộc đời vô vọng tìm một lối thoát, đã về với cát bụi trong một đám ma không kèn không trống, chỉ có tiếng khóc ỉ ôi của vài người khóc mướn...Có người oán trách Merry vì đã đẩy đứa con trai mình vào một cuộc sống dối trá...Nhưng tôi chỉ cảm thấy thương cho chị. Đã thấy quá nhiều và đã đau quá nhiều , Merry muốn đứa con mình yêu nhất có được cuộc sống của một con người đúng nghĩa...
Còn về Ren, ngay cả ở nàng, thiên kiến màu da vẫn còn đó...Nàng yêu Antonie, yêu rất nhiều...nhưng ngay cả tình yêu đó vẫn không dứt bỏ nổi cái thiên kiến đã thâm căn cố đế...
"Mẹ, mẹ hãy xem mẹ đã làm gì cho con, hãy xem những gì con đã gây ra cho con, hãy xem những gì mà sự vô nhân đạo của con người đã gây ra cho con người..."
[trích Hãy để ngày ấy lụi tàn]
Dân tộc của anh mà anh đã chạy trốn...
"Trả lại bi cho anh này, anh Antonie, chúng không chịu chơi với em"...
"Steve ơi, tại sao anh không đen sẫm như em, tại sao em không trắng như anh ?!"
"Trả lại bi cho anh này..."
...
"Không, anh yêu ơi, chẳng có điều gì như thế về chúng tôi đâu..."
"Không, anh yêu ơi, chẳng có điều gì như thế..."
"Không, anh yêu ơi..."
[trích Hãy để ngày ấy lụi tàn]
Ký ức hiện về rõ mồn một như mới chỉ hôm qua...
Người ta thường hay nhớ về quá khứ, vào lúc này đây, lúc Antonie đứng trên đỉnh cao nhất của ngọn núi mà nhìn xuống phía dưới :
"...So với những cạnh sắc lởm chởm của cuộc đời, thì những mỏm đá dưới kia...tựa như những tấm nệm lông chim, còn êm dịu hơn nhiều..."
[trích Hãy để ngày ấy lụi tàn]
Câu chuyện kết thúc , hẳn ai cũng rõ , kết cục của Antoine là gì , bi kịch của anh là 1 bi kịch không lối thoát , anh có thể đi đâu.
Người ta không thể chấp nhận anh dù anh mang màu da trắng.
Còn dân tộc anh không công nhận anh kể từ khi anh chối bỏ đi nguồn gốc của mình.
Người anh yêu không đủ sức vượt qua mọi thành kiến trở ngại để ở bên anh.
Còn gì cho anh trong cuộc sống này.
Vốn không còn gì cả.
Chết đi, có lẽ chính là giải thoát cho cuộc đời đầy bi kịch trong một xã hội mang nặng thiên kiến màu da như thế
Chết đi, mọi thứ sẽ kết thúc . Không có những đêm lo ngại , những ngày thấp thỏm , những toan tính trong đầu , những bí mật trong tim , những tội lỗi đè nén
Chết đi , đó là giải thoát.
Không có con đường nào cho anh.
Không có xã hội nào cho anh.
Một nỗi xót xa .
Chúa ơi , tại sao người tạo ra anh em chúng con mà lại không cho chúng con được giống nhau .
Chúa ơi , xin người hãy để ngày ấy lụi tàn ,ngày mà con sinh ra đời và đêm mà người ta nói rằng đã có một con người được kết thành thai ...
Tất cả chỉ là "Nếu như ...." và những câu hỏi không bao giờ kết thúc .
Một giai đoạn đen tối trong lịch sử loài người...
Bạn thân mến!
Trong chúng ta, ai cũng có tâm trạng của Antoine...Có phải dù chúng ta có cố gắng gìn giữ, rèn luyện, để tạo cho mình dáng dấp đàng hoàng, thuần hậu, thánh thiện đến đâu đi nữa ... thì trong tận cùng thâm tâm, tôi và bạn đều phải đau khổ mà ghi nhận rằng cái lý lịch đen tức phần ác xấu, bất thiện ... vẫn còn ngủ ngầm ở đó. Và y hệt như Antoine, nếu màu da bên ngoài của chàng ta được xã hội ưu đãi mến chuộng bao nhiêu, thì dòng máu lai đen, nằm trong thân thể, tạo thành một nỗi mặc cảm dày vò bứt rứt bấy nhiêu.
Có bao giờ bạn thấy điều đó không? Sau những đức tính nhân hậu, tế nhị, dịu dàng, đắc nhân tâm ... những điều kiện ắt có và đủ để tạo thành một con người hợp thời trang, lịch sự rất mực đó, có phải bạn đã từng xót xa ghi nhận rằng những nền móng tham lam, ganh ghét, độc ác, ích kỷ ... vẫn còn nằm sờ ra đó? ... Có lạ chăng là nếu mọi người chưa nhận thấy ... và vì thế người chung quanh càng thương mến ái mộ bao nhiêu thì bạn càng thấy mình lố bịch, giả dối bấy nhiêu.
Trong câu chuyện, khi nào Steve gặp gỡ hay liên hệ với Antoine thì cái thế giới hư danh ảo vọng của Antoine liền bị đe dọa sẽ sụp đổ. Chúng ta cũng thế, sau biết bao là công khó tập luyện để có một phong thái rất mực cao quý, thì chỉ cần một cơn giận, một nụ cười mỉa mai, một cái nhìn ganh tị đến viếng thăm ... là tất cả cái bề ngoài sơn son thếp vàng đó liền sụp đổ tan tành.
Bi kịch của câu chuyện nằm ở chỗ Antoine chối bỏ dòng máu lai đen của mình, cố gắng khỏa lấp để mạo nhận mình là da trắng 100% ... nên lúc nào chàng ta cũng phải nơm nớp lo sợ bị lộ tung tích.
Tại sao chàng trai lại cam chịu sống một cuộc đời đầy sợ hãi, giả dối và bấp bênh như thế? Chính cái thế giới phù hoa, những đặc quyền ưu tiên dành cho dân da trắng đã khiến chàng thèm thuồng và ao ước ao được hưởng như họ.
Trở lại câu chuyện của chúng ta, ngay từ thuở bé, chúng mình đã được cha mẹ và thầy cô giảng dạy rằng phải cố gắng làm sao để được trở thành một đứa bé ngoan ngoãn, tử tế, dễ thương ... Lúc dần dần lớn lên, xã hội lại cho ta một cái khuôn thế nào là một người lịch sự, đắc nhân tâm, được mọi người yêu mến.
Và khi bạn bước chân vào đời, người xung quanh liền khen bạn, là đại trượng phu, là người quân tử, là thầy của mọi người v.v... Hơn lúc nào hết, đây là lúc bạn chối bỏ cái bản ngã thật sự của mình để cố gắng rập khuôn theo một hình bóng, một nhân dáng nào đó mà người chung quanh bạn chờ đợi và ca tụng. Ðó là lúc mà Antoine đang cố gắng chứng tỏ mình là dân da trắng 100%.
Bạn thân mến,
Nếu bạn đã thành công nghĩa là bạn đã trở thành một người hoàn hảo, thánh thiện, trắng bạch như vỏ ốc, không ai có thể tìm ra một chút ít tì vết nào. Và nhất là bạn rất bằng lòng về con người của bạn, về những đức tính mà bạn đã nhiều công rèn luyện, cùng những quyền lợi phụ tùng mà xã hội cung kính dành cho cái vỏ khả kính ấy, thì câu chuyện xin dừng lại nơi đây.
Nhưng nếu bạn đã thoáng thấy có một cái gì trục trặc bất ổn, giả dối ... trong con người đầy mâu thuẩn của mình thì đâu hãy thử một lần, lấy hết can đảm, nhìn kỹ mình, nó ra sao thì nhận như thế đó. Hãy thử đừng nỗ lực, đừng cố gắng biến cái thành bản ngã khác mà bạn cho là tốt đẹp hơn. Chàng Antoine mà dám nhìn nhận mình là dân da màu thì hơi đau thật đấy, có nghĩa là chàng sẽ mất tất cả những uy danh và quyền lợi mà xã hội đã dành cho tập thể da trắng. Cũng thế, khi bạn chịu nhận mình là một con người đầy đủ tham, sân, si như trăm nghìn con người tầm thường khác thì bạn sẽ đánh mất hết lòng ái mộ, tôn kính của người chung quanh đã dành cho bạn. Nhưng bù lại Antoine được sống hồn nhiên thoải mái không còn phập phồng lo sợ bị lộ tẩy ... Bạn sẽ thấy có một khung trời kỳ diệu mở ra trước mắt.
(St)
Tuesday, October 28, 2008
Tự Lực Văn Đoàn
Tự Lực văn đoàn xuất hiện năm 1932 do Nhất Linh khởi xướng. Đó là một tổ chức văn học, có tôn chỉ, mục đích (công bố trên báo Phong hóa, số 101 ngày 8 tháng 6 năm 1934), có cơ quan ngôn luận là tờ báo Phong hóa (từ 1932 - 1936), sau tờ Phong hóa bị đóng cửa là tờ Ngày nay, có nhà xuất bản Đời nay, chuyên trách xuất bản sách riêng thuộc văn phái mình. Thành viên chính thức của Tự Lực văn đoàn - theo Tú Mỡ, một thành viên chủ chốt của Tự Lực văn đoàn, công bố trên Tạp chí Văn học số 5-6/1938 và số 1/1939 gồm có: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long), Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Trần Tiêu và Xuân Diệu.
Hoạt động:
Hoạt động trong khoảng 10 năm, với tám người chủ chốt, nhưng văn đoàn này đã đạt được một số kết quả đáng trân trọng. Tám thành viên của Tự Lực văn đoàn thực sự đã trở thành những tác giả truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ trữ tình và thơ trào phúng có vị trí trong văn giới nói chung.
Không chỉ chú trọng in và công bố các tác phẩm của những tác giả trong nhóm văn đoàn của mình, Tự Lực văn đoàn còn rất quan tâm tới việc tạo ra một phong trào văn học bằng việc sốt sắng và nhiệt tình cổ vũ cho những cây bút mới và trẻ, tổ chức đọc, bình giá và trao giải thưởng cho sáng tác của các đồng nghiệp gần xa.
Giải thưởng:
Giải thưởng Tự Lực văn đoàn cứ 2 năm xét trao giải một lần, xét vào các năm lẻ là 1935, 1937, 1939.
Qua ba lần trao giải thưởng, Tự Lực văn đoàn đã “cấp chứng chỉ văn chương” cho các tác phẩm như sau:
Giải thưởng năm 1935, gồm bốn giải khuyến khích với tổng số tiền thưởng là 100 đồng cho:
- Ba, truyện ngắn của Đỗ Đức Thu.
- Diễm dương trang, tiểu thuyết của Phan Văn Dật.
- Bóng mây chiều, tiểu thuyết của Hàn Thế Du.
(Tác phẩm thứ tư hiện chưa rõ).
Giải thưởng năm 1937:
- Về kịch, trao cho Kim tiền của Vi Huyền Đắc, kèm theo 50 đồng.
- Về phóng sự tiểu thuyết (cách gọi của những năm 30-45), trao cho Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, kèm theo 30 đồng.
Giải khuyến khích, trao cho tiểu thuyết đầu tay của nhà giáo Nguyễn Khắc Mẫn có tên Nỗi lòng, kèm theo có số tiền 30 đồng, do một phụ nữ tự nhận tên là L.D (có người cho là Dương Liễu viết tắt ngược lại - một người hâm mộ văn thi gia) gửi nhờ Tự Lực văn đoàn giao.
Giải thưởng năm 1939 được trao đồng hạng cho:
- Làm lẽ, tiểu thuyết của Mạnh Phú Tư
- Cái nhà gạch, tiểu thuyết của Kim Hà (khi xuất bản thành sách tác phẩm này đổi tên gọi là Tiếng còi nhà máy)
Hai tiểu thuyết này được thưởng mỗi cuốn 100 đồng.
Hai tập thơ Bức tranh quê của Anh Thơ và Nghẹn ngào của Tế Hanh được Ban Giám khảo đặc biệt ưu ái.
Anh Thơ được tặng riêng 30 đồng;
Giải thưởng Tự lực văn đoàn chỉ trao cho các tác giả không phải là thành viên của tổ chức Tự Lực văn đoàn, vì vậy mà tính khách quan của giải thưởng được dư luận chung trong Văn giới đánh giá rất cao. Giải thưởng Tự lực văn đoàn thực sự là một giải thưởng lớn, đáng trân trọng trong tâm tưởng của các nhà văn và bạn đọc lúc bấy giờ.
Một số tác phẩm:
Xin giới thiệu một số tác phẩm được giải của Tự Lực văn đoàn mong muốn làm vừa lòng bạn đọc và góp một phần vào công việc bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa văn nghệ của dân tộc
1/ Ba
Truyện ngắn của Đỗ Đức Thu
Giải thưởng năm 1935
2/ Diễm Dương Trang
Tiểu thuyết của Phan Văn Dật
Giải thưởng năm 1935
3/ Bóng Mây chiều
* Tiểu thuyết của Thế Du
Giải thưởng năm 1935
4/ Kim tiền
Kịch của Vi Huyền Đắc
Giải thưởng năm 1937
5/ Bỉ vỏ
Tiểu thuyết của Nguyên Hồng
Giải thưởng năm 1937
6/ Nỗi lòng
Tiểu thuyết của nguyễn khắc mẫn
Giải thưởng L.D, do TLVĐ trao năm 1937
7/ Bức tranh quê
Thơ của Anh Thơ
Giải thưởng năm 1939
8/ Nghẹn ngào
Thơ của Tế Hanh
Giải thưởng năm 1939
9/ Tiếng còi nhà máy
Tiểu thuyết của kim hà
Giải thưởng năm 1939
10/ làm lẽ
Tiểu thuyết của mạnh phú tư
Giải thưởng năm 1939
(St)
Jane Eyre - Charlotte Bronte
Cốt truyện được viết theo kiểu nhân vật Jane Eyre tự kể về cuộc đời của mình.
Đó là một cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống nhờ bằng sự cưu mang chăm sóc của người cậu tốt bụng, sau khi người cậu mất đi, cô bé bị sự ghẻ lạnh hắt hủi của bà mợ và những đứa anh chị em họ. Rồi cô bị tống vào trường từ thiện Lowood nghèo nàn giành cho nữ sinh. Cô đã phải chống chọi với những điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, hay mùa đông buốt giá, khắc nghiệt, hay bệnh dịch… Sau này, ngôi trường may mắn được quan tâm và được cải thiện tốt hơn. Điều này đã mang lại cho những năm tháng học tập tiếp theo của Jane thoải mái và dễ chịu hơn nhiều.
Bằng một nghị lực phi thường với sự quyết tâm và ý chí mãnh liệt của một cô bé mới 10 tuổi, Jane Eyre đã sống tại ngôi trường đó 8 năm với 2 năm làm cô giáo. Mới 18 tuổi, nhưng cô đã tự rèn luyện cho mình rất nhiều đức tính quý báu, đó là sự giản dị, chân thành, hòa nhã, khiêm nhường, kiên định, và can đảm. Cô không xinh đẹp, ko có gì nổi bật hơn người, nhưng cô có một ý chí và một nghị lực mà ít ai sánh bằng. Chính bằng những đức tính quý báu đó, trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống, cô đã tìm được cho mình một hạnh phúc nhỏ bé, giản dị, nhưng cũng thật cao đẹp.
Điều thú vị nhất của tác phẩm này là những mẩu đối thoại giữa 2 nhân vật nam và nữ chính: Jane Eyre và Edward Rochester.
Nói qua về nhân vật Edward Rochester.
Đây là một nhân vật có cá tính hết sức đặc biệt . Ông chính là ông chủ giàu có của lâu đài Thornfield, là cha nuôi của cô bé mà Jane Eyre làm gia sư. Tuy giàu có về vật chất nhưng tâm hồn của ông không thanh thản, ông luôn phải lãnh hậu quả, luôn phải trả giá do sự bồng bột, nông nổi, non nớt, thiếu kinh nghiệm thời trai trẻ của mình. Bên ngoài lớp vỏ mạnh mẽ, phong lưu, cao ngạo, và có phần độc đoán của ông, ẩn dấu nỗi khát khao cháy bỏng tìm được 1 hạnh phúc giản dị, trọn vẹn của cuộc đời mình.
Là một người đàn ông từng trải, ông không còn dễ bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài giả tạo của người khác nữa, chính vì vậy, khi gặp Jane Eyre, ông đã bị cô chinh phục hoàn toàn, không phải vì hình thức bề ngoài (vì như chúng ta đã biết Jane ko hề xinh đẹp), mà là vì nội tâm của cô, vì trí tuệ tuyệt vời của cô. Một nội tâm trong trẻo, thuần khiết, không toan tính, không vụ lợi… Ông đã bắt gặp ở Jane, một cô bé kém mình hai mươi tuổi, sự đồng điệu về tâm hồn, sự cảm thông sâu sắc, sự quan tâm, chăm sóc chân thành…Ông luôn tự cho mình cái quyền thích thú âm thầm đọc được ý nghĩ dù là nhỏ nhất trong ánh mắt cô, khi thì rụt rè, nhút nhát, lúc thì kiên quyết, mãnh liệt…
Còn về nhân vật Jane Eyre. Mặc dù yêu ông Rochester tha thiết, nhưng cô cũng không dễ dàng đánh mất bản thân mình để chiều theo những ý muốn của ông. Đối với cô, ông như một người cha, một người anh, một người bạn lớn mà lúc nào cô cũng hết mực yêu thương, kính trọng , tôn thờ. Song, cô cũng không ngần ngại thẳng thắn bày tỏ những quan điểm đối lập, không đồng tình của mình đối với ông, khi dịu dàng mềm mỏng, khi mạnh mẽ kiên quyết. Cô luôn đưa ra những lập luận thông minh với những lý lẽ sâu sắc đầy sức thuyết phục, làm cho người đàn ông sắc sảo từng trải kia ngạc nhiên, bất ngờ và thích thú trước bản lĩnh và sự bướng bỉnh của cô nàng Jane bé nhỏ.
Khi đọc những mẩu đối thoại của 2 nhân vật này luôn để lại cho chúng ta nhiều cảm xúc nhất. Thật thú vị khi chứng kiến cảnh ông Rochester láu cá đưa Jane vào hết tình huống khó xử này đến tình huống khác, và rồi lại thú vị khi thấy cô Jane đưa ra được câu trả lời hết sức sắc sảo, thông minh và quyết liệt.
Sau những cuộc tranh luận hay những khi ngấm ngầm quan sát thái độ của nhau, cuối cùng cả hai đều nhận ra rằng chẳng có ai trên đời này có thể hiểu được mình, và đồng quan điểm với mình hơn là người đối thoại cứng đầu, bướng bỉnh đối diện kia. Và như là tạo hóa đã sắp đặt, họ đã thuộc về nhau mãi mãi, chính vì sự đồng điệu tâm hồn đặc biệt đó!
Điều thú vị thứ hai đó chính là óc quan sát của nhân vật Jane:
Khi đọc những đoạn Jane Eyre miêu tả về tính cách của từng người mà cô mới gặp lần đầu, đến cách cô lặng lẽ ngồi nhìn mọi người nói chuyện, rồi thông qua việc phân tích khuôn mặt , vầng trán, đôi mắt, cái mũi, gò má, làn da, … rồi đến giọng nói, cử chỉ, tác phong của các nhân vật, cô có thể lột tả được chính xác tính cách của từng người một. Cô còn rất tinh tế trong việc nhận ra những thay đổi trong cảm xúc của mỗi người, dù chỉ là một biểu hiện thoáng qua. Chính nhờ có óc quan sát nhạy bén này nên không bao giờ cô bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài hào nhoáng của người khác.
Nhưng dịch giả Trần Anh Kim đã dịch cuốn truyện một cách hoàn hảo, ông đã giữ lại cái nét văn đặc biệt của Văn học Anh, ngôn ngữ câu từ chính xác đúng kiểu Anh.
Đặc biệt là đoạn Jane được ông chủ lâu đài tỏ tình (đọc đi đọc lại nhiều lần mà không thấy chán), lãng mạn kiểu Anh. Hai bản dịch còn lại thì thua xa bản dịch cũ xì kia về khoản này. .Thú thực, sau khi đọc tác phẩm mình đã chìm đắm trong câu truyện và chỉ muốn có ai đó bên cạnh để chia sẻ những cảm xúc về tác phầm mà thôi.
Hãy đọc Jane Eyre.
(St)
Phía Đông vườn địa đàng - John Steinbeck
Bởi vì mỗi một ngôn từ, một hình ảnh trong văn cũng đều mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà không phải ai cũng dễ dàng nhận thấy được. Phải nắm bắt được bí ẩn trong từng lời văn ấy, để đúc rút cho mình bài học quý giá, để biết cách sống sao cho ra sống.
Rất tiếc là nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ lao vào truyện tranh, chưởng mà quên đi mảng văn học phong phú tuyệt vời này.
Hỡi tất cả những ai yêu văn, các bạn nghĩ gì? Mong tất cả sẽ đến với văn học bằng cả niềm say mê của mình. Dưới đây là bài cảm nhận của một bạn trẻ sau khi đọc tác phẩm "Phía Đông vườn điịađàng" của John Steinbeck
Nó vớ lấy quyển “Phía đông vườn địa đàng” - đã nằm trên giá sách rất lâu và bây giờ mới được nó chiếu cố sờ đến. Nó đã đọc ngấu nghiến và việc nó muốn làm ngay sau khi đọc xong là giãi bày những suy nghĩ của nó về tác phẩm này với mọi người. Một tác phẩm của John Steinbeck đoạt giải Nobel năm 1962 - tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của ông.
“Cuộc sống là cuộc sống, nó không uốn theo ý tốt của chúng ta đâu, đừng lý tưởng hoá. Bởi vì ta lý tưởng hoá cho nên ta liệt người này người khác vào loại xấu. Thực ra họ chỉ là sản phẩm khách quan của cuộc sống. Nếu ta biết nhìn họ một cách thực tế, không định kiến thì ta sẽ thấy họ đều có khả năng chế ngự cái phần xấu ở họ.” - ấy là tư tưởng chủ đạo của cuốn tiểu thuyết.
“Mỗi người trong mỗi thế hệ đều cần được tẩy uế… cho nên cuộc sống yêu cầu mỗi người phải khoan dung, độ lượng với đồng loại của mình. Sự khoan dung độ lượng ấy là cần thiết, là yếu tố quyết định để mỗi người có thể vượt qua thử thách và hoàn thiện mình.”
Nhà văn bày tỏ một quan niệm sống rất nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo không phải trên lý thuyết xa vời, đẹp thì có đẹp nhưng vô ích vì không thể vươn tới được, mà một chủ nghĩa nhân đạo thực tiễn, nói là thực dụng cũng được, phù hợp với kích thước, hoàn cảnh của con người.
Phía đông vườn địa đàng - đấy là cuốn truyện về con người. Nhân vật trung tâm mang cái tên Adam, con người đầu tiên của nhân loại. Với nó nhà văn muốn đặt cơ sở cho một chủ nghĩa nhân đạo hữu hiệu. Steinbeck khẳng định niềm tin vào con người, vào cuộc sống, nhưng không phải một niềm tin lý tưởng hoá. Niềm tin ấy phải là cái cây đứng chắc, bắt rễ sâu vào miếng đất thực tế có cả đất màu mỡ lẫn sỏi đá, biết tránh sỏi đá, hút màu mỡ mà sinh trái ngọt.
Hãy giữ nụ cười. Cuộc sống là cuộc sống. Nó là thế. Vậy thì nhăn nhó cau có cũng chẳng thay đổi được gì. Tốt hơn là hãy giữ lấy nụ cười. Đó là chủ nghĩa thực dụng. Nó không phải dở, hay là khác. John Steinbeck đã chọn 2 nhân vật để thuyết minh cho tư tưởng của ông. Hai con người bình thường. Dường như John Steinbeck gửi gắm một ý nghĩ vào trong sự lựa chọn của mình : một người đơn giản hồn nhiên kiểu trẻ thơ và một người đã được thừa kế, một gia tài khôn ngoan của một nền văn hoá lâu đời vào bậc nhất trên hành tinh này. Hai người gặp nhau thống nhất với nhau trong một quan niệm : chỉ có thực tiễn là chân lý.
Cuốn tiểu thuyết này chứa đựng những bi kịch về tình vợ chồng, mẹ con, anh em và tình yêu tuổi trẻ, Thiện và Ác, Tình yêu và Dục vọng, Sự sống và Cái chết.
“… Nỗi kinh hoàng lớn lao nhất của một đứa trẻ là không được thương yêu. Sự ruồng bỏ là điều mà nó sợ hãi nhất. Tôi tin rằng mọi người trên thế gian này không nhiều thì ít, đều không thích bị ruồng bỏ. Khi bị ruồng bỏ, người ta dễ sinh ra giận dữ, từ sự giận dữ đi đến tội ác để trả thù vì bị ruồng bỏ không xa mấy nữa. Đó là tất cả nguyên nhân những vụ phạm pháp của loài người. Một đứa trẻ, khi bị từ chối tình yêu mà nó khao khát, nó có thể trút hờn tủi bực tức vào cú đá một con mèo đến tắt thở rồi che dấu tội ác của mình hoặc làm những việc rồ dại khác như ăn cắp tiền để tiêu xài cho thoả thuê.
Để trả thù, người ta dễ phạm từ tội ác này đến tội ác khác. Loài người chỉ là một thứ động vật dễ phạm tội. Theo tôi nghĩ, chuyện cổ tích xưa và kinh khủng này rất quan trọng, bởi vì nó tiêu biểu cho tâm hồn của con người, những tâm hồn bị ruồng bỏ, bí mật hay phạm tội…”
Một cuốn tiểu thuyết đầy tính nhân văn mà nó đã được đọc
Sissi - Nữ hoàng Áo Quốc
Sissi chính là tên của Hoàng Hậu Elisabeth d'Autriche, nổi tiếng trong Lịch sử, một giai nhân Tây phương mà từ đời sống cho đến cái chết, là do một định mệnh lạ lùng sắp đặt từ thuở bé. Danh từ "Hoàng Hậu của Cô Đơn" (L'Impératrice de la Solitude) mà nhà văn Maurice Barrès đặt cho bà, có thể gồm cả ý nghĩa chua chát, bi thương của một số kiếp tài hoa đáng lẽ được rất nhiều hạnh phúc, mà chỉ toàn là đau khổ âm thầm.
Con gái út trong gia đình có ba trào ... của Cựu Vương Maximilien I và nữ Quận chúa Ludowika, xứ Bavière, nước Đức, công chúa Sissi ra đời năm 1837, đúng vào đêm Noel, cùng một giờ với Chúa Giáng sinh. Nàng đẹp như một nàng tiên giáng thế.
Lúc bé, tính tình của Sissi đã giống hệt cha, vua Maximilien, một tâm hồn nghệ sĩ, một hiệp khách hào hoa phong nhã, rất ưa thơ mộng, hơn là một ông vua trị quốc. Ông thích làm thơ, đánh nhạc, và có mở một tao đàn gồm 14 chàng nhạc sĩ, cả ngày họa đờn, ngâm thơ. Ông rất ham mê du lịch, khi thì sang Ai Cập để xem Kim tự tháp của vua Chéop, khi thì đi Ý, đi Thụy Sĩ, đi Syrie, Tiểu Á Tế Á. Mỗi lần du lịch về, ông tả cho công chúa nghe những thắng cảnh hùng tráng, kể cho nàng nghe những sự tích huyền ảo mê ly...
Công chúa Sissi say sưa nghe cha kể chuyện, và hồn thơ nảy nở, rạt rào, ngay từ lúc hãy còn là một cô bé ngây thơ. Năm 1852, Sissi mới 15 tuổi, đã yêu một bá tước cũng hay thơ... thẩn như nàng. Tình yêu mới chớm nở, thì người yêu bị chết thình lình. Sissi làm bài thơ sau đây mà nàng cẩn thận chép trong nhật ký:
Ô vous, sombres yenx!
Je vous ai tant contemplés
Que votre image dorénavant
Ne sortira plus de mon coeur.
Jeune et frais amour
Resplendissant comme le mois de Mai!
L'automne est venu
Et tout est déjà fini!
Than ôi, đôi mắt đầy bóng tối!
ta đã nhìn ngươi biết bao nhiêu lần
từ nay cầu xin hình ảnh của ngươi
không rời trái tim ta nữa.
Tình yêu tuổi trẻ thắm tươi,
rực rỡ như trời tháng Năm
mùa thu đã đến,
tất cả đã hết rồi!
Cô công chúa 15 tuổi đã khóc mùa thu, đã khóc tình yêu chết yểu trong mùa Thu! Nghe vang lên tiếng chuông nhà thờ tiễn hồn người bạc mệnh, làm xáo động hồn thơ, công chúa ghi những cảm xúc ấy trên trang giấy học trò:
Le sort est en jeté.
Richard, hélas, n'est plus!
Le glas sonne, seigneur!
Seigneur! Ayez pitié de moi!
Thôi số kiếp đành phải thế,
Richard anh ơi! từ nay anh không còn
tiếng chuông vĩnh biệt rền vang! Chúa ơi!
Chúa ơi! Xin Chúa thương con!
J'ai trop longtemps fixé
Mon regard sur ton visage
Et me voici toute éblouie
Par le rayon de soleil
Me salue an matin,
Je lui demande toujours
S'il vient de t'embrasser?
Et chaque nuit je prie
Le clair de lune d'or
De te dire en secret
Que je t'aime...
Đã lâu lắm, từ muôn thưở,
Em nhìn mãi gương mặt anh,
Đến nỗi bây giờ em đẹp rực rỡ,
Nhờ hào quang diễm tuyệt của anh.
Lúc tia nắng mới hừng,
Chào em buổi mai sớm,
Thì em hỏi âu yếm:
Phải ánh nắng vừa mới hôn anh?
Và mỗi đêm em vẫn nhắn.
Ánh trăng tỏ vàng.
Bảo thầm với anh.
Rằng em yêu anh...
Tôi nói thật, tôi chưa được đọc của một cô em nào 15 tuổi mà có giọng thơ thành thực hồn nhiên và cảm động như thế.
Thế rồi một buổi chiều mùa xuân 1854 mọi người đều rộn rịp... quấn quýt chung quanh Néné, tức công chúa Hélène, cô gái lớn nhất trong gia đình. Vừa được tin của một vị tướng quan của Triều đình Vienne thân thuộc với gia đình, cho biết: Hoàng đế xứ Autriche, Francois Joseph, 24 tuổi, muốn cưới công chúa Hélène, tôn làm Hoàng Hậu. Đồng thời, một vị quan hầu cận của Hoàng đế phi ngựa đến trao bức thư của Hoàng đế báo tin ngày hôm sau Ngài sẽ đến lâu đài Possenhofen của Maximilien để thăm Cựu-Vương và quận chúa Ludowika, và làm lễ đính hôn với công chúa Hélène.
Được tin, cả nhà vui mừng rộn rịp, đặt mọi nghi lễ để ngày mai đón tiếp vị Hoàng đế trẻ tuổi. Sissi, cô gái út, nữ thi sĩ thơ mộng và tinh nghịch nhất nhà, cứ theo trêu ghẹo người chị cả sắp lên ngôi Hoàng hậu. Công chúa Hélène, đôi má đỏ bừng, sung sướng quá không nói gì được, chị hôn lên mái tóc óng ánh vàng gợn sóng của cô em gái chưa đầy 17 tuổi.
Quận chúa Ludowika, mẹ hiền lành âu yếm, lo tập cho Hélène cách thức quỳ gối làm lễ chào Hoàng đế như thế nào, nói với Hoàng đế như thế nào, cho đúng nghi lễ Triều đình. Bà sửa soạn lại đầu tóc của công chúa, và gọi thợ may danh tiếng nhất ở Bavière đến may gấp trong đêm ấy một chiếc áo đẹp nhất, để sáng hôm sau Hélène mặc đón vị "Hoàng tử đẹp trai".
Nên biết rằng Hoàng đế Francois Joseph và Hélène là hai anh em bạn dì, mẹ của Hoàng đế và mẹ của Hélène là chị em ruột. Nhưng Francois Joseph đã xin với Đức Giáo Hoàng La Mã cho phép cuộc hôn nhân trái luật ấy.
Sáng hôm sau, lâu đài Possenhofen kết hoa kết lá tưng bừng náo nhiệt, kẻ hầu người hạ ra vô tấp nập. Mọi người hồi hộp chờ Hoàng đế.
10 giờ, công chúa Hélène còn đứng soi gương, đánh lại tí phấn trên đôi má hồng đào, thì nghe tiếng vó ngựa rộn rịp nhịp nhàng mỗi lúc mỗi gần Possenhofen. Vị hoàng đế trẻ tuổi, đi xe tứ mã, có một đoàn lính kỵ mã chạy theo hộ vệ... Nhưng thay vì chạy thẳng vào sân, xe của Hoàng đế ngừng nơi cổng. Có lẽ thấy cảnh vườn rộng lớn, xinh đẹp, cỏ cây đầy bóng mát, hoa nở muôn màu như một bồng lai tiên cảnh, Hoàng đế đi một mình dạo chơi xem vườn, chưa vào lâu đài vội.
Tôn trọng sở thích bất ngờ của vị Hoàng đế trẻ tuổi, Cựu-Vương Maximilien và quận chúa Ludowika vẫn đứng chờ trước bao lơn, không muốn quấy rầy vị chàng rể oai nghi... mơ mộng...
Ngài bước chân chậm rãi, ngó say mê hai con bạch nga bơi yểu điệu, duyên dáng trên mặt nước hồ xanh... Bỗng ngài trông thấy một thiếu nữ mặc toàn trắng, đẹp rực rỡ, đôi mắt xanh đầy ánh sáng, tóc vàng óng ánh chảy xuống đến hai bên vai, nhởn nhơ với gió...
Ai đấy nhỉ?
Không phải công chúa Hélène, vì Hoàng đế đã biết mặt Hélène nàng cao lớn hơn, và 22 tuổi.
Thiếu nữ thần tiên đi trên cỏ xanh, chỉ mới độ 15, 16 tuổi, có hai con chó bergers đủng đỉnh đi cạnh nàng. Bỗng nàng chạy đến bá ngay cổ Hoàng đế, và cười dòn tan.
Với giọng nói tinh nghịch và trong như pha lê, nàng bảo:
- Chào Hoàng đế! Chị Hélène của em đang chờ anh trong phòng!
Francois Joseph bật cười. Ngài đổi ý kiến ngay tức thì, nở nụ cười say mê, nhìn Sissi:
- Không! Anh sẽ cưới em. Hoàng hậu sẽ là em!
Rồi Hoàng đế nắm tay Sissi đi vào trước mặt Cựu Vương Maximilien và quận chúa Ludowika, khẽ nghiêng đầu bảo:
- Trẫm xin làm lễ đính hôn với công chúa Sissi.
Mọi người đều trố mắt ngạc nhiên. Nhưng Hoàng đế muốn, là Trời muốn.
Ngày 4-3-1854 hợp đồng giá thú được ký giữa Hoàng đế Francois Joseph 24 tuổi, và Công chúa Sissi, 17 tuổi.
Ngày 20-4, trước khi từ giã lâu đài Possenhofen, để đi kinh đô Vienne thành hôn với Francois Joseph, Sissi viết trong nhật ký 6 câu thơ:
Adieu, demeure silencieuse!
Adieu, vieux château,
Et mes premiers rêves d'amour!
Vous saluerez encore le mois de Mai
Mais aujourd'hui je vous dis adieu, chérie,
Je vais être si loin de vous!
Vĩnh biệt, ngôi nhà yên tĩnh.
Vĩnh biệt lâu đài xưa,
Và những giấc mơ ái tình đầu tiên của ta!
Các ngươi sẽ còn chào tháng Năm
Nhưng nay ta chào các ngươi.
Ta sắp ra đi xa lắc xa lơ!.
Công chúa đi xe lục mã với đông đủ các chị em của nàng, cả cô Hélène, người chị này đáng lẽ được gả cho Hoàng đế. Hélène vẫn vui vẻ khuyên bảo em nên chiều chuộng Hoàng đế và trung thành với tình yêu của Hoàng đế.
Đến Munich, một đám đông dân chúng đón chào Hoàng Hậu tương lai của xứ Autriche. Một chàng thi sĩ dâng tặng nàng hai câu thơ:
Rose de Bavière à peine éclose
Nous vous saluons sur les rives du Danube!
Hỡi Hoa Hồng của đất Bavière vừa mới nở,
Chúng tôi chào Hoa trên bờ sông Danube!
Nàng đến đâu cũng được toàn dân chúng đón chào bằng những tiếng "Hoan hô Elisabeth! Hoan hô Elisabeth!".
Đến lâu đài Schoenbrun, một bà mạng phụ của Triều đình dâng lên nàng một tấm chương trình được in rất đẹp, bằng tiếng Đức:
" Zeremoniel bei dem offentlichen Einzug ihree koniglichen Hoheit, der durchlauchtigsten Prinzessin Elisabeth".
(Nghi lễ chính thức đón tiếp Công chúa Elisabeth tại Vien)
Ngày 24-4-1854, lúc 7 giờ tối, tại nhà thờ Augustins, Công chúa Elisabeth làm lễ thành hôn với Hoàng đế Francois Joseph.
Đức Hồng-Y Giáo-chủ Rauscheri đọc mấy lời khen ngợi:
"Từ hồ Constance đến biên giới Siebenburger, 38 triệu thần dân Autriche đặt hoàn toàn tin tưởng nơi Hoàng đế Francois Joseph và Hoàng hậu Elisabeth, và thân kính chào hai Ngài.
Cầu chúc hai Ngài hoàn toàn trìu mến nhau như một đôi tình nhân trốn trên một hòn đảo giữa những bão tố, một hòn đảo mọc đầy Hoa Hồng và Hoa Tím...".
Hôn lễ cử hành xong, 21 tiếng súng đại bác nổ rền trời, mở màn cho các cuộc liên hoan chào mừng Hoàng hậu Sissi. Trở về Schoenbrun, Hoàng hậu và Hoàng đế ra đứng trên bao lơn hàng giờ để chào dân chúng nhiệt liệt hoan hô hai người.
Sau bữa tiệc rất long trọng dùng toàn đĩa muỗng bằng vàng y, Hoàng đế và Hoàng Hậu lên tọa vị trên Ngai để tiếp nhận những lời chúc mừng nồng nhiệt của các Hoàng thân, Công chúa, của các quan Đại thần, của Ngoại giao đoàn, và của các phái đoàn dân chúng.
Một giờ khuya, các nghi lễ đã xong, quan khách ra về. Mười hai tên lính cận vệ cầm những cây đèn nến to, tiễn đưa Hoàng hậu Elisabeth về Loan phòng với Hoàng đế.
Câu chuyện thần tiên của cô Công chúa Noel mới bắt đầu đến đây đã gần như chấm dứt!
Công chúa Sissi lúc 17 tuổi đã có tâm hồn nghệ sĩ, do truyền thống của cha, đến khi làm Hoàng Hậu Elisabeth của Autriche, cũng không bỏ được cái nghiệp chướng phiêu lưu thơ mộng. Chả thế mà Hoàng hậu bảo khắc hình con chim Hải Âu (La Mouette d' Océan) trên con dấu của bà, để tượng trưng cho cuộc đời của bà phiêu linh đây đó, thích bay cao, xa đất gần mây, ưa hòa mình trong bão táp!
Ở Triều đình Vienne, bà đã tỏ ra một tâm hồn độc lập, luôn luôn muốn thoát ly ra khỏi khuôn khổ tầm thường như một con chim bị nhốt trong lồng vàng cứ muốn tung lồng bay ra mà chỉ đập cánh vào song.
Một hôm có đại tiệc trong Hoàng cung, Elisabeth chủ tọa. Nàng cởi phăng đôi găng ra để ăn thong thả. Toàn thể quan khách đều vô cùng ngạc nhiên. Ngay lúc đó, mẹ chồng, nữ Quận chúa Sophie, truyền lịnh cho một nữ tỳ đến tâu khẽ với Hoàng Hậu, rằng theo phép xã giao thông thường cũng như nghi lễ bắt buộc ở Triều đình thì Hoàng Hậu phải luôn luôn mang găng suốt trong các bữa đại tiệc. Tức thì Elisabeth trả lời: "Ta không mang găng, và cái thông lệ đó từ nay sẽ bỏ". Bà mẹ chồng hết sức tức giận nhưng không làm gì được.
Hoàng hậu thường đi dạo phố buôn bán đông đúc cảu kinh đô Vienne, một mình với một nữ tỳ. Một hôm nàng mua đồ lặt vặt trong một tiệm buôn ở đường Karterstrasse, một đường phố bình dân nhất. Dân chúng bu lại đông nghẹt để xem và hoan hô nàng. Cảnh sát làm phúc trình. Bà mẹ chồng biết được, rầy nàng một cách mỉa mai:
- Hoàng Hậu ở kinh đô Vienne mà cũng tưởng như ở miền núi quê mùa của Hoàng Hậu hay sao?
Elisabeth đáp lại liền:
- Thưa Quận chúa, đâu cũng là đất nước của Autriche, và cũng là nhân dân của xứ Autriche.
Nàng rất thương dân nghèo. Nàng thường đi viếng các viện mồ côi, các bệnh viện, không sợ các bịnh truyền nhiễm, các nhà thương điên. Nàng rửa chân cho các bà già nghèo khổ.
Một dịp năm mới, nàng xin Hoàng Đế một cuộc phóng thích lớn lao các tù nhân. Hoàng đế và mẹ phản đối. Nàng phải khóc lóc và dùng hết lý lẽ để yêu cầu Hoàng đế một cuộc đại ân xá phạm nhân. Sau cùng bởi cảm kính lòng yêu nước yêu dân và tình bác ái, nhân đạo của nàng nên Hoàng đế phải nghe theo nàng, ký sắc lệnh tha hàng nghìn tội nhân.
Sau khi sanh được hai gái, hai công chúa kiều diễm, bốn năm sau hôn lễ ngày 21.8.1858, Elisabeth mới sanh một hoàng nam đặt tên là Rodolphe.
Sinh cậu con trai này rất khó khăn, Elisabeth suýt chết. Không ngờ hoàng tử Rodolphe sau này khi lớn lên, sẽ tự tử với người yêu Vetsara, gây ra thảm kịch Mayerling mà các nhà sử sách thường nhắc đến.
Sau khi sinh Rodolphe, Elisabeth muốn thoát ly triều đình, liền xin phép Hoàng đế được đi du lịch các nơi. Sự thật, nàng muốn đi xa để thỏa mãn tính ưa phiêu lưu của nàng, và nhất là để tránh xa bà mẹ chồng quá khắc khổ.
Bây giờ người ta gọi nàng là "Hoàng hậu phiêu du" (l'Impéatrice errante).
"Hoàng hậu phiêu du" không phải đi du lịch để hưởng thú nhàn hạ, xem các thắng cảnh, mà chính là để quên những buồn bực ở Triều đình, xa lánh bà mẹ chồng cay nghiệt, hủ lậu, không thích hợp với tính tình cởi mở, hòa nhã, và nhất là nghệ sĩ tính của Hoàng hậu. Hơn nữa, chính nàng đã thổ lộ tâm sự với cả Hoàng đế rằng nàng muốn "quên cảnh sống rực rỡ xa hoa của Cung điện" mà chính nàng không ưa.
Ở Vienne, bà Hoàng-Thái-Hậu Sophie tức giận khi được báo cáo của đại sứ Autriche ở Pháp gửi về cho bà và Hoàng Đế rằng Hoàng Hậu Elisabeth ở Paris đi xe ô-tô-buýt như một kẻ thường dân.
Ở Ai Cập, nàng tìm đến sa mạc, rồi đi lang thang trong sa mạc, giữa cơn nắng cháy, cho đến khi nào khát nước quá và mỏi chân nàng mới quay về. Nàng không cần ai phê bình, chỉ trích, nàng như con chim Hải âu bay lượn quá cao, không có mũi tên nào bắn trúng được. Đi ngoài phố, nàng không muốn cho ai biết mặt, luôn luôn che chiếc dù, hoặc cái quạt, để tránh những cặp mắt tò mò có thể khám phá ra nàng là Hoàng hậu Elisabeth của Đế quốc Autriche.
Trong Lịch sử Đông Tây, ít có một vị Hoàng Hậu nào như thế. Một hôm, sau khi dạo lang thang trên bở sông Seine để hóng gió, lúc trở về lâu đài thì nàng được tin ông Jules Grévy, Tổng Thống Pháp đến thăm. Tổng Thống Grévy không quen với nghi lễ vua chúa, tỏ vẻ ngượng nghịu, nàng liền tìm cách trò chuyện rất tự nhiên như một người bạn, bỏ hết các tục lệ phiền phức của Triều đình, khiến ông Tổng Thống Pháp càng kinh ngạc và càng kính trọng nàng như một vị Thần nữ.
Có hôm ở Côte d'Azur, nàng đi dạo chơi xem các vườn hoa, mà cũng không cho ai biết tên, theo tính quen của nàng. Nàng vào xem vườn hồng rất đẹp của một bà triệu phú, phu nhân của một cựu Đại sứ Autriche. Bà này hách dịch đuổi nàng ra, tưởng một kẻ lạ giả vờ xem hoa để hái trộm hoa. Nàng mỉm cười, xin lỗi rồi ra đi.
Tối hôm đó, có người cho bà đại sứ kia biết người thiếu phụ xem hoa lúc sáng chính là Hoàng hậu Elisabeth. Bà đại sứ hoảng hốt, vội vàng đi xe song mã đến biệt điện của nàng để tạ tội. Hoàng hậu Elisabeth vẫn tươi cười tiếp đón, không hề tỏ một chút nào giận dỗi. Hoàng đế Francois Joseph nghe quan hầu thuật lại câu chuyện trên kia, phì cười bảo: "May phúc cho Hoàng hậu không bị bà ấy lấy roi quất cho một trận đòn!".
Có lần khác nàng ở Paris, Hoàng đế nghe tin vị Tổng Thống mới của nước Pháp là Sadi Carnot bị ám sát, Ngài biên thư khuyên Hoàng hậu nên coi đó như một bài học, và cần phải thận trọng giữ gìn. Nhưng nàng không cần, và mỗi khi trông thấy bóng dáng những viên thanh tra mật thám có phận sự phải theo dõi nàng để che chở tính mạng của nàng, thì nàng tìm cách lẻn đi chỗ khác. Nàng muốn đi chơi tự do, đừng có ai theo dòm ngó, coi chừng nàng như một đứa con nít.
Một hôm, nàng đến thăm thành phố Hambourg của Đức. Thấy lâu đài đẹp quá, nàng muốn vào xem. Đang đi chiếc xe ngựa bình dân nàng bảo xe quẹo vào sân, bị người lính gác cổng chận lại, nhất định không cho vào. Thấy nàng cứ năn nỉ , người lính gắt gỏng:
- Đã bảo cấm người ngoài, không được vào! Đây là Biệt điện nghỉ mát của Hoàng đế nước Đức, chứ không phải một tàng cổ viện.
Bấy giờ nàng mới nói:
- Tôi là Hoàng hậu Elisabeth, nước Autriche.
Người lính không tin, bèn cười xòa lên rồi gọi viên Đại úy chỉ huy ở trong trại, với giọng khôi hài:
- Thưa Đại úy, có một bà khách lạ thật đẹp muốn xin phép vào thăm biệt điện.
Viên Đại úy từ trong trại nói vọng ra:
- Không cho vào!
Người lính nói tiếp:
- Người đẹp ấy tự xưng là Hoàng hậu Elisabeth, nước Autriche!
Viên đại úy nghe nói có người đẹp, liền ra cổng xem. Ông biết mặt Hoàng hậu Elisabeth, nên vội vàng đứng thẳng người chào, và hô lên:
- Hoàng hậu Autriche!
Người lính gác cũng hoảng hốt đứng nghiêm, bồng súng chào, và cả trại lính đều cầm súng chạy ra sân, sắp hàng chào.
58 tuổi, Hoàng hậu Elisabeth vẫn còn tươi đẹp. Có lẽ do mỗi buổi sáng sớm, nàng thường cưỡi ngựa, cho ngựa chạy nhanh trong một tiếng đồng hồ. Hằng ngày nàng chỉ uống sữa tươi và ăn trái cây. Nàng xa lánh các buổi tiệc và chỗ đông người, chỉ ưa đi du lịch, phiêu lưu giữa những cảnh đẹp thiên nhiên và làm thơ. Nàng thường bảo:
- Tôi chỉ có ba người yêu: Núi, Bể và Hiu quạnh.
Nàng chỉ khâm phục một thi sĩ: Henri Heine. Nàng bảo:
- Henri Heine là Thần Thơ.
Nhưng, ai có đọc kỹ những bài thơ của Henri Heine mới cảm thấy một định mệnh lạ thường, bởi Henri Heine là một nhà thơ của Định Mệnh! Và bởi Hoàng hậu Elisabeth là một người đàn bà của Định Mệnh. Đó là cái ám ảnh của đời nàng.
Trong gia đình của nàng, đã có bao nhiêu người bị bất-đắc kỳ tử! Hình như Elisabeth tìm trốn tránh những bóng ma, mà cứ gặp những bóng ma! Chị ruột của nàng, là nữ công tước d'Alencon bị chết cháy trong hội chợ Bazar de la Charité, cháu ruột của nàng, nữ Công tước Mathilde, một cô bé mới có mười hai tuổi cũng bị chết cháy, vì bị cha cấm hút thuốc, một hôm cô em hút lén, bị cha bắt gặp, vội vàng giấu điếu thuốc đang cháy trong túi áo, bỗng lửa cháy áo rồi gặp gió cháy bùng lên, khiến cô bé mắc cỡ không dám cởi áo, bị chết thiêu luôn.
Người anh họ của Elisabeth, là vua Louis II ở Bavière, cũng một thi sĩ, bị chết chìm trong một hồ nước trong xanh, giữa những đàn bạch nga đang bơi lội, và ông cũng say mê bơi lội theo đàn nga trắng... Sau cùng là con trai của nàng, thái tử Rodolphe tự tử bên cạnh người yêu Vetsara ở Mayerling.
Ngày 10.9.1898, một tin sét đánh từ Genève loan đi khắp Âu Châu: Hoàng hậu Elisabeth d'Autriche bị ám sát!
Mới nghe, không một người nào tin được. Hoàng đế Francois Joseph bị ám sát hụt mấy lần thì người ta còn hiểu được nguyên nhân, chứ Hoàng hậu Elisabeth bị ám sát, thì thật là chuyện phi lý.
Thủ phạm, bị bắt ngay được tên là Luccheni, một tên vô chính phủ, người Ý, sinh ở Paris năm 1873, bị tra hỏi, đã khai ngay:
- Phải giết chết những kẻ làm lớn trên thế giới này!
Hắn là thằng điên. Đáng lẽ hắn chờ cơ hội giết một vị Vua Chúa nào đó, nhưng định mệnh quá oái oăm lại xui hắn gặp Hoàng hậu Elisabeth đúng chiều hôm đó, đi chơi lang thang trên bờ hồ Genève, đang tìm vần thơ. Vô cớ, hắn cầm một con dao chạy tới đâm ngay vào ngực Hoàng hậu Elisabeth...
Nàng tắt thở trên bờ hồ thơ mộng...
(St)
Con chim trốn tuyết
Trong Con chim trốn tuyết mọi thứ đều cũ. Motip cũ, hơi hướm văn chương cũ. Cả trong ngôn ngữ dịch thuật cũng có ba phần cổ kính. Nhưng cuốn sách đáng chiếm một chỗ trên kệ sách của bạn vì những lý do khác…
Con chim trốn tuyết gồm 2 truyện vừa (Con chim trốn tuyết, Tình nghệ sĩ) của Paul Gallico (Mỹ). Rhayader - nhân vật chính trong truyện vừa Con chim trốn tuyết, là một họa sĩ có thân hình dị dạng. Tài năng, lòng chân thành và sự lương thiện không giúp anh chiếm được chỗ đứng trong cộng đồng. Rhayader mua một vùng đầm lầy ven biển thật rộng để có thể sống yên ổn khi được cách ly tối đa với loài người.
Một ngày kia, sự an bình của Rhayader bị phá vỡ khi một cô gái đến nhờ chàng chăm sóc một con ngỗng hoang bị thương. Nỗi e dè của Fritha - tên cô gái, dần dần nhạt dần theo năm tháng. Rồi cô bé ngày nào đã là thiếu nữ xinh đẹp. Cứ mỗi mùa chim di trú, con ngỗng kia lại trở về, làm cầu nối cho chàng họa sĩ với Fritha. Hết mùa trốn tuyết, ngỗng theo đàn, Fritha cũng không lai vãng đến ngọn hải đăng nơi có chàng họa sĩ có ánh mắt thiết tha. Nàng vô tình lắm thay?
Đến cái đêm định mệnh, khi Rhayader quyết định dùng chiếc thuyền bé nhỏ của mình để đi giải cứu số binh lính bị kẹt trên một hòn đảo thì Fritha đột nhiên có mặt. Nàng nguyện cầu cho chàng nhưng chưa kịp nói. Chàng họa sĩ dị dạng cũng thế… Chàng chưa kịp nói ra lời nào muốn nói...
Những người lính thoát chết kể rằng việc họ được giải cứu là một huyền thoại. Chỉ có điều trong câu chuyện đó không có tên người đã hy sinh - Rhayader. Khi Fritha hiểu và gọi tên được cái cảm giác mơ hồ lâu nay vẫn bãng lãng trong lòng mình thì đã quá muộn để nói một lời yêu.
Tương tự như Rhayader, Mouche trong Tình nghệ sĩ cũng là một nhân vật có tâm hồn đẹp ẩn dưới một dung nhan xù xì. Bị sa thải, cô định quyên sinh. Tình cờ Mouche gặp 7 con rối của một gánh hát rong và cuộc đời cô rẽ sang một lối khác từ cuộc gặp gỡ này…
Cái khiến Tình nghệ sĩ thu hút mạch theo dõi và đọng lại trong lòng độc giả không hẳn là giọng văn kể chuyện mượt mà. Không hẳn là kết thúc có hậu dễ đoán nhưng hợp lý (cái này những người hâm mộ phim Hàn rất ưng). Cái làm nên sự hấp dẫn của Tình nghệ sĩ cũng như Con chim trốn tuyết là nét nhân hậu. Các nhân vật trong truyện có thể rời xa con người, thất vọng về xã hội nhưng bao giờ cũng bao dung. Họ có thể bị cộng đồng khước từ, bị ghẻ lạnh nhưng tâm hồn của họ không vì thế mà chai sạn, để những vết hằn thù làm hoen ố nhân phẩm.
Mạch văn trong tập sách trong sáng, nhẹ nhàng đủ để bạn tin rằng không phải cái gì cũ, cái gì đơn sơ quá… cũng mất chỗ đứng trong thời đại số. Có khi còn cần hơn trước cũng nên. Đơn giản vì những truyện như Con chim trốn tuyết lâu lắm rồi người ta không viết nữa.
Những ai thỉnh thoảng còn đọc lại những câu chuyện cổ tích, còn tin rằng những câu chuyện cổ tích vẫn còn đang được viết trong âm thầm sẽ nhìn thấy sự quyến rũ diệu dàng của tập sách.
Paul Gallico sinh ngày 26 tháng 7 năm 1897 tại New York, mất ngày 15 tháng 7 năm 1976 tại Antibes. Sau hơn 20 năm cầm bút, nổi tiếng là một nhà báo thể thao giỏi, Paul Gallico bỗng nổi bật trên văn đàn với Con chim trốn tuyết, truyện vừa, gây chấn động dư luận bạn đọc cả trong và ngoài nước Mỹ. Trong sáng, và thơ mộng, Paul Gallico đã nhẹ nhàng đi vào thế giới bên trong đầy nhân ái khao khát yêu thương.
Tác phẩm Paul Gallico được nhiều người đánh giá có tính nhân đạo sâu sắc, hướng con người vào những vẻ đẹp bên trong, khơi gợi ở mỗi người tình yêu chân chính và trách nhiệm cao cả.
(St)
Hoàng tử bé: Hãy đọc bằng trái tim - Antoine de Saint Exupéry
Gửi Léon Werth
Anh xin lỗi các em bé vì đã đề tặng cuốn sách này cho một ông người lớn. Anh có một lý do bào chữa nghiêm chỉnh : ông người lớn này là người bạn tốt nhất mà anh có trên đời. Anh có một lý do khác nữa : ông người lớn này có thể hiểu mọi chuyện, ngay cả những cuốn sách viết cho các em bé. Anh có một lý do thứ ba : ông người lớn này hiện đang sống đói và rét ở nước Pháp. Ông ấy quả thật đang cần được an ủi. Nếu mà tất cả những lý do bào chữa ấy vẫn không đủ, thì anh rất muốn tặng cuốn sách này cho cậu bé hồi xưa, mà đã là ông người lớn bây giờ. Tất cả mọi người lớn lúc đầu đều là những em bé (nhưng ít người trong số họ còn nhớ điều ấy). Vậy anh xin chữa lại lời đề tặng :
Khi ông ấy còn là một cậu bé
Hoàng tử bé là một cuốn sách người ta sẽ không bao giờ cảm thấy chán dù đã đọc hàng trăm lần
Những dòng văn đẹp như một áng thơ của Hoàng tử bé luôn là lựa chọn số một của những người yêu sách khi muốn giới thiệu về một cái gì đó tiêu biểu cho sự thơ mộng, sự trong sáng, về tình yêu, tình bạn, về cái đẹp, về niềm hy vọng của con người trước những hiểm họa mà chính con người sẽ gây ra cho thế giới của mình.
Đọc, đọc lại, đọc nữa, lần nào cũng nghe như được đằm mình vào một dòng nước mát, lần nào cũng như được thanh lọc những bề bộn, xô bồ của cuộc sống ngày thường, lần nào cũng nghe mình bật lên những nụ cười thú vị, sảng khoái, lần nào cũng nghe lòng rưng rưng trước những triết lý giản dị mà thẳm sâu về những giá trị miên viễn trong cuộc đời…
Bao nhiêu năm đã trôi qua, vẫn chưa có tác phẩm nào sánh được với Hoàng tử bé về vị trí mà nó đã chiếm giữ trong lòng người đọc. Vị trí độc tôn ấy giữ được còn là do Saint-Exupéry không chỉ nói và viết, ông tin tưởng, ông sống và chết đẹp như những bài thơ mà mình đã tụng ca.
Cuốn Hoàng tử bé (nguyên bản: Le petit prince) của nhà văn Saint - Exupéry do thi sĩ Bùi Giáng dịch và NXB An Tiêm ấn hành đã hơn 30 năm qua (Sài Gòn 1973), nay vừa được tái bản bởi NXB Văn Nghệ (TP.HCM, 9.2005) nhằm kỷ niệm 7 năm ngày mất của Bùi Giáng 7.10.1998 - 7.10.2005).Chuyện kể một phi công buộc phải đáp xuống vùng sa mạc hoang vắng để sửa chữa máy bay bị hỏng và anh ta bất ngờ gặp hoàng tử bé cũng đáp xuống đó từ một tinh cầu xa xôi. Cuộc hội ngộ hy hữu này giữa hai người đã nảy sinh những đối thoại về sự sống tinh khôi ngoài quả đất, về những điều lạ lùng mà hoàng tử bé gặp trong cuộc du hành qua vũ trụ. Chú xin chàng phi công vẽ cho mình một con cừu nhưng chú cứ sợ ngày về con cừu đó sẽ ăn mất bông hoa thơ dại trên tinh cầu của chú.
Rồi chú từ biệt, ra đi: "Tôi sẽ có vẻ như chết đi, mà thật ra là không phải... tôi không mang theo tấm thân này... nặng lắm..." và hoàng tử ngã xuống nhẹ nhàng "chỉ như một cái vỏ khô bỏ rớt lại" trên miền cát rộng.
Trong cuộc đời mỗi người, sẽ có một ngày nào đó gặp một hoàng tử bé dễ thương và trong suốt của mình ? Bùi Giáng gọi đây là "tác phẩm thơ mộng nhất và u uẩn nhất trong những tác phẩm của Saint Exupéry" viết về một thiên thần dấn thân vào trần gian và "chia tay bụi hồng không một lời oán hận".
Có những thứ trên đời chỉ có một...Và chỉ có một Hoàng Tử Bé mà thôi
Có những thứ trên đời mình chỉ có thể có một. Chỉ có một người mẹ, một người ông, một người bà... để mà yêu thương. Chỉ có một trái tim, một cái đầu, một bộ óc... để mà suy nghĩ, mà chứa đựng cả cuộc sống cả trăm điều vạn điều vào đó. Chỉ có một lần đầu tiên chui ra từ bụng mẹ để bắt đầu một cuộc thăng trầm. Chỉ có một lần được nghỉ ngơi một cách êm đềm nhất, bỏ hết những âu lo và cả những yêu thương lại phía sau.
Có những thứ trên đời tưởng chừng rất nhiều nhưng xét cho cùng cũng chỉ có một. Thời gian là vô tận nhưng mỗi khoảnh khắc chỉ trôi qua một lần. Chỉ có một ngày sinh nhật tuổi 15, một ngày sinh nhật tuổi 20... Chỉ có một lần bước chân vào trường tiểu học, một lần đầu tiên gặp một ai đó, một lần sau cùng chia tay ai đó... Dù là sau này có thể gặp rất nhiều lần đầu tiên nữa nhưng đã là với người khác mất rồi.
Có những thứ trên đời rất nhiều, nhưng chỉ có thể chọn một. Người ta thường chọn món ăn xong rồi lại thèm món của người bên cạnh, vì một lần chỉ nên ăn một bữa ăn. Dạ dày con người thường hẹp. Trái tim con người vốn cũng rất hẹp, chỉ có thể chứa được một người.
Hoàng tử Bé (+) chỉ có một. Trăm năm ngàn năm sẽ không bao giờ có một hoàng tử bé thứ hai. Hoa hồng của hoàng tử cũng chỉ có một. Dù trên thế gian có triệu triệu khu vườn, mỗi khu vườn có trăm ngàn đóa hồng giống hệt nhau, cuối cùng cũng chỉ có một đóa hồng cậu đã chăm sóc, đã yêu thương, đã giận hờn...
Thế gian thì vô cùng. Ước mơ thì vô tận. Hoàng tử bé đi chu du khắp các thiên hà cuối cùng vẫn đau đáu nhớ về cái hành tinh bé nhỏ của mình.
Số 1 cũng có nghĩa là nhất. Có cái nhất vì có nhiều. Có cái nhất vì không thể đồng đều. Mặc dù không phải lúc nào cũng dễ quyết định cái nào là nhất. Có những cái nhất chỉ trong một khoảnh khắc, bước sang khoảnh khắc khác đã phải nhường ngôi. Vị trí cao nhất thường là vị trí bấp bênh nhất.
Bạn yêu thương điều gì nhất trong đời?
Cái làm cho tôi tò mò nhất từ bé đến giờ là lý thuyết về lỗ đen vũ trụ. Cái gì phía sau đó? Không ai biết. Đã rơi vào đó, không thứ gì, kể cả ánh sáng, có thể thoát ra.
Giả sử, chỉ là giả sử thôi, có ai đó đoan chắc với bạn, rơi vào lỗ đen vũ trụ bạn sẽ không chết mà trở nên hạnh phúc nhất đời, cảm thấy được những niềm vui trên đời này không có, sống được một cuộc sống khác mà mỗi khoảnh khắc cũng đáng giá cả một cuộc đời. Chỉ có điều là vĩnh viễn không thể quay lại được. Bạn có bước vào đó không?
99,99% sẽ trả lời là không. Tôi cũng vậy, tôi trả lời không. Mặc dù cuộc sống bây giờ chỉ tạm bình thường.
Giả sử ngược lại, bạn rơi vào đó người bạn yêu thương nhất sẽ được hưởng cuộc sống thần tiên ấy, niềm hạnh phúc bất tận ấy, bạn có bước vào không?
Tôi gật đầu. Nhưng rồi tôi phải suy nghĩ xem chọn ai để làm người được hưởng hạnh phúc ấy.
Thật khó. Hóa ra bạn không thể mang cả cuộc sống mà trao hết cho một người.
Số 1 là duy nhất, là độc đoán, là bướng bỉnh, là cố chấp.
Mọi thứ bắt đầu ở nó. Nhưng không thể mãi là nó.
Có khi phải là nó. Có khi tự hỏi vì sao phải là nó.
Cuộc đời chứa đầy những số 1.
Trăm ngàn triệu triệu số 1 chỉ tạo nên có một cuộc đời...
Theo Blog White Rose
Đèn không hắt bóng
Hôm nay tình cờ gặp trên Blog của một bạn có bài cảm nhận giống mình, chép về đây để mọi người cùng đọc nhé
"Thật khó ngờ rằng trong con mắt của Noriko Simura, nữ y tá 24 tuổi vẻ ngoài mờ nhạt, những sự kiện bên trong cái bệnh viện hạng trung Oriental ở Tokyo ấy được ghi lại sắc bén. Ở nơi lằn ranh mong manh giữa sự sống và cái chết, mọi thứ đều thể hiện đúng bản chất, trong thời hạn ngắn ngủi.
Theo những sắp đặt ngẫu nhiên, đủ hạng người nối nhau chảy về bệnh viện. Đó là những thân phận cô độc, tuổi già khốn khó bị bệnh nan y. Đó là nữ ca sỹ ngôi sao truyền hình nổi tiếng với hình tượng trong trắng ngây thơ bí mật vào bệnh viện giải quyết cái thai.
Ngay trong đội ngũ bác sỹ, y tá, cũng có vô vàn khác biệt: từ vị giám đốc bệnh viện tính tình hời hợt, hào hứng kiếm tiền trên các bệnh nhân cho đến những nhân viên bé nhỏ như Noriko, nhận hậu nhưng không có quyền lực, chỉ biết âm thầm bên trang bệnh án và các ca trực đêm. Dù ồn ào hay lặng lẽ, mỗi người đều phải đối diện với những vấn đề của riêng mình. Cách đương đầu và giải quyết chúng sẽ cho lời giải đáp câu hỏi "Anh là ai? Trình độ của anh ra sao? Hiểu biết cuộc đời của anh rộng lớn đến đâu?" chính xác hơn hết thảy những ảo tưởng và hào quang mà bằng cấp, danh tiếng hay tài sản có thể tạo ra.
Với một người trẻ vừa rời trường đại học, bước vào môi trường bệnh viện như bác sỹ thực tập Kobasi, suy nghĩ về nghề nghiệp thật tươi đẹp.
Thế nhưng, cái lý tưởng quá đẹp đẽ lại là rào cản, khiến anh không thể tương thích với thực tế nghiệt ngã. Giỏi chuyên môn chỉ là một phần. Cuộc sống liên tục đặt ra thử thách tế vi, giải quyết chúng khó gấp nhiều lần ca phẫu thuật phức tạp: Trung thực cho báo chí biết cô ca sĩ ngôi sao vào bệnh viện nạo thai hay giữ bí mật bằng cách nói dối cô ấy bị đau ruột thừa? Với một bệnh nhân già mắc bệnh nan y vô phương cứu chữa lại nghèo khó, có nên để cho họ được đi vào cái chết một cách thanh thản? Kiểu khúc mắc mà Kobasi vấp phải xem ra chúng ta vẫn phải đối diện hàng ngày, dưới những tình huống khác của những nghề nghiệp khác mà thôi, nhưng bản chất vẫn đúng là như vậy.
Vị bác sĩ bí ẩn Naoê chừng như là một phương án giải quyết những vấn đề mà Kobasi mắc phải. Đầy trải nghiệm, Naoê biết cách xoa dịu tinh thần người bệnh, giúp họ chấp nhận thực tế. Không lảng tránh mâu thuẫn, không khăng khăng mù quáng lao theo con đường duy nhất, phải biết uyển chuyển để cuộc sống vận hành theo đúng quy luật của nó. Làm được điều này, người ta mới vượt qua những biểu hiện thô sơ của tình thương yêu, đưa lòng nhân ái bước lên một tầm mức cao hơn, sâu sắc hơn. Đó mới là đích đến của sự trưởng thành, trong cả công việc và nhận thức cuộc đời.
Đèn không hắt bóng, tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Watanabe Zunichi không đơn thuần kể về đời sống bệnh viện. Nhìn góc độ khác, nó là câu chuyện tình yêu lạnh lùng, bí ẩn và gây đau đớn. Mối quan hệ giữa Noriko và bác sĩ Naoê phải chăng là tình yêu một chiều? Đứng bên cạnh vị bác sĩ tài hoa, hình ảnh của Noriko khá lặng lẽ. Yêu Naoê, tự nguyện gắn bó với anh, cô vẫn phải chứng kiến hàng loạt mối quan hệ bất thường của Naoê với những phụ nữ khác. Từ vợ và con gái của bác sĩ viện trưởng, cô gái quán bar, cho đến cả nàng ca sĩ ngôi sao…
Nhưng đau khổ hơn hết, cô nhận ra Naoê là một pháo đài riêng, không cho cô thâm nhập, ngay cả những giây phút gần gũi nhất cả về thân xác lẫn tình cảm. "Noriko chấp nhận thái độ khép kín của anh. Thậm chí, cô còn đi đến chỗ tin rằng mối quan hệ của một người đàn ông và một người đàn bà tất nhiên phải như vậy: Một sự bột phát của dục vọng, và sau đó là một sự im lặng dửng dưng. Noriko chỉ thấy mình thanh thản khi nào ở trong phòng của Naoê, ở bên cạnh anh. Và ngay cả khi hai người đều im lặng thì trong lòng cô cũng tràn đầy hạnh phúc…"
Chỉ đến khi Naoê mất đi, bức màn bí mật mới được vén lên. Giữa bao nhiêu phụ nữ vây quanh, Naoê chỉ yêu quý một mình Noriko. Cô chính là mảnh gương cuộc đời để anh soi vào, là chỗ bấu víu duy nhất trong những cơn đau đớn tuyệt vọng vì cái chết gần kề. Nhưng vì kiêu hãnh và xót thương, anh không bao giờ phơi bày sự thật với cô. Tình yêu bền bỉ của Noriko được đền đáp, dù muộn mằn.
Về sau, Watanabe Zunichi vẫn tiếp tục sáng tác, nhưng không thể vượt qua dấu ấn Đèn không hắt bóng. Nhiều thế hệ độc giả thuộc lòng tiểu thuyết độc đáo này, bởi không khí xám bạc dịu dàng đặc trưng Nhật Bản, bởi sự dằn vặt muôn thuở trước sự sống và cái chết. Và trước hết, đây là một câu chuyện song hành giữa sự cô độc và tình yêu. Đến phút chót, tình yêu đã cất lên tiếng nói cuối cùng, tràn đầy an ủi và vị tha.
Đắc Quý
Tuesday, October 21, 2008
Vì cuộc đời, hãy ...
Cuộc đời là cơ may, hãy chớp lấy
Cuộc đời là hương sắc, hãy ngắm nhìn
Cuộc đời là chân phước, hãy tận hưởng
Cuộc đời là giấc mơ, hãy biến thành hiện thực
Cuộc đời là một thách thức, hãy biết đối đầu
Cuộc đời là một bổn phận, hãy hoàn thành
Đời là một cuộc chơi, hãy vào cuộc
Cuộc đời là quý giá, hãy nâng niu
Cuộc đời là vô vàn của báu, hãy giữ gìn
Cuộc đời là tình yêu hãy vui hưởng
Cuộc đời là một bí ẩn, hãy khám phá
Cuộc đời là ước hẹn, hãy thực hiện lời hứa
Cuộc đời là u sầu, hãy vượt qua
Cuộc đời là một ca khúc, hãy hát lên...
Hai sắc hoa Tigon - T.T.Kh
(Nhà thơ Lê Minh Quốc)
Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu thương
Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiuều phong
Và phương trời thẳm mờ sương, cát
Tay vít dây hoa trắng cạnh lòng.
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài những lúc thấy tôi vui
Bảo rằng : "Hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi".
Thuở ấy nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp : "Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng nghĩ suy".
Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá! Tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường
Từ đấy, thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ ?
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ...
Người ấy cho nên vẫn hững hờ
Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người
Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Sắc hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha !
Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi ...
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi !
Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều tím hoa đỏ rụng. Chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây trắng
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò
Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi ! Người ấy có buồn không ?
Có thầm nghĩ đến loài hoa... vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng...
Thuở làm thơ yêu em
Trời mưa chưa ướt áo
Hoa cúc vàng chân thềm
Gió may lưng bờ dậu
Chiều sương dầy bốn phía
Lòng anh mấy ngã ba
Tiếng đời đi rất nhẹ
Nhịp sầu lên thiết tha
Thuở làm thơ yêu em
Cả giòng sông thương nhớ
Cả vai cầu tay nghiêng
Tương tư trời thành phố
Anh đi rồi lại đến
Bài thơ không hết lời
Bao nhiêu lần hò hẹn
Sớm chiều sao xa xôi
Mười bảy năm chợt thức
Bây giờ là bao giờ
Bàn tay trên mái tóc
Nghìn sau còn bâng quơ
Trần Dạ Từ
Nụ hôn đầu
Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ, hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đoá hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó giòn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa"
100 đêm - Tôi dừng bút
Vân Lam - www.ngoisao.net
Là cho chính tôi. Đứa đàn bà đôi khi ngu ngơ trong tôi đã trả lời tôi như thế đó. Tôi mơ ước gì và làm gì để có được nó là chuyện của tôi. Bạn không là tôi thì hoàn thoàn không thể hiểu và không có quyền phán xét nó. Tôi cũng không có ý bêu xấu đàn ông hay đàn bà. Vì ai trót sinh ra trên đời này cũng có nỗi khổ riêng. Nhưng vì tôi là đàn bà, nên tôi chỉ viết về những nỗi khổ của đàn bà. Các anh thông cảm cho. Nếu các anh thấy bức xúc thì xin lướt qua blog tôi như một cơn gió. Nhẹ nhàng cho nhau... Còn các em gái, thời gian sẽ trả lời các em tất cả những gì các em đang thắc mắc và vương mang. Không ai có thể sống bằng kinh nghiệm và cảm nhận của người khác.
Và tôi rất hài lòng với những gì tôi đã - đang và sẽ có. Kể cả cái blog nhảm nhí này.
Nếu bạn có nhã hứng, hôm nay tôi mạn phép mời bạn cùng tôi xào nấu một bữa ăn đạm bạc nhé...!
Chuyện hạt quýt
Tôi không thích ăn những loại quả có nhiều hạt. Càng nhiều hạt càng ghét. Mỏi miệng và tốn công sức. Nhưng chẳng hiểu quái thế nào tôi lại cực kì mê quýt, một trong những loại trái cây lắm hạt. Vài năm trở lại đây, khoa học phát triển, cho ra đời loại quýt không hạt và ngọt lịm như đường. Thế là cứ ăn lấy ăn để. Thói quen kéo dài từ thời trai trẻ đến khi lấy vợ... Sau mỗi buổi ăn tối, vợ tôi chu đáo bê lên phòng khách đĩa trái cây tươi mát. Chúng tôi vừa ăn vừa trò chuyện và xem tivi. Thỉnh thoảng vợ tôi thường luồng tay nàng sau gáy tôi và xoa bóp nhè nhẹ khi tôi đang ăn. Cảm giác đó sống mãi trong đầu tôi sau này... Một lần, tôi nói tôi thích ăn quýt không có hạt. Vợ tôi tìm mua mãi chẳng thấy. Nàng đành chọn loại quýt tốt nhất mang về. Khi nàng bê ra một đĩa quýt đã lột vỏ và tách sẵn từng múi được xếp theo vòng tròn như hình những cánh hoa bung nở, tôi trầm trồ:- Nhìn đẹp và ngon quá em ạ! Nhưng sao nó đầy hạt thế này? Anh không thích loại có hạt, ăn mỏi miệng lắm!
- Ngồi yên nào anh yêu! Anh nhìn thấy nó có hạt thế chứ khi anh ăn vào sẽ không có hạt - Vợ tôi vừa nhìn tôi vừa cười lém lỉnh.
- Thật à? Em phù phép hả?
- Ùm... Nhắm mắt lại đi...
Khi tôi nhắm mắt lại, nàng đưa một múi quýt vào miệng tôi. Thật tuyệt với cảm giác ngọt lịm và không còn tí hạt nào.Tôi lờ mờ đoán ra điều nàng đã làm và mở mắt xem. Quả thật, vợ tôi đã dùng miệng cắn đứt viền chỉ cứng dọc múi quýt, dùng miệng ngậm tất cả hạt ra sau đó mới bỏ múi quýt không còn hạt vào miệng tôi. Nàng cứ mải miết làm như thế cho đến khi đĩa quýt không còn múi nào. Việc ấy cứ lặp đi lặp lại đều đặn mỗi khi tôi muốn ăn quýt.
Có lần tôi hỏi vợ tôi:
- Em sẽ làm mãi thế này đến suốt đời mỗi khi anh muốn ăn quýt à?
- Ùm, khi nào anh còn xứng đáng!
- Anh phải làm gì để mãi xứng đáng trong suy nghĩ của em?
- Hãy để em mãi là người duy nhất được lấy hạt quýt cho anh.Nói xong nàng nhìn thẳng vào mặt tôi, luồng tay sau gáy tôi bóp nhè nhẹ và hôn lên đôi môi vẫn còn nồng nàn mùi quýt chín của tôi...
Một năm...
Hai năm...
Ba năm...
Thời gian cứ thế trôi qua. Chúng tôi có với nhau một bé trai kháu khỉnh. Tôi đón nhận những điều nàng dành cho tôi một cách bình thản như những việc hiển nhiên phải xảy ra giữa cuộc đời. Không có gì đáng phải bận tâm. Giống như cảm giác dành cho một cái áo đẹp và quý, cái áo theo thời gian lâu dần rồi cũng cũ. Cảm giác nhàm chán giữa cuộc sống này không còn là một đặc tính của riêng ai nữa. Nó đã trở thành quy luật. Thứ quy luật khắc nghiệt có mặt mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Nhất là trong đời sống hôn nhân...
Tôi nhận ra điều đó khi có những hôm vợ tôi vẫn ngồi tỉ mỉ, chăm chút lấy từng hạt quýt cho tôi và đứa con trai, tôi không còn cảm thấy xao xuyến và hạnh phúc như trước kia nữa. Tôi xem đó là nhiệm vụ nàng phải làm. Và tôi không cần gì phải động lòng với một việc làm giản đơn như thế. Ngay lúc đó tôi nghĩ: vợ nào cũng làm được điều ấy! Cứ có vợ là được hưởng thụ ngay chứ gì!
Vợ tôi có mang đứa thứ 2 khi tôi được công ty cử đi học tiến sĩ ở nước ngoài 4 năm. Tôi chần chừ không biết nên đi hay ở lại. Đêm ấy, vợ tôi ngồi tựa lưng vào tường, bảo tôi gối đầu lên đùi nàng sao cho có thể dễ dàng tiếp cận với bụng nàng nhiều nhất. Nàng bảo: "Anh kề sát tai vào và hỏi ý con xem...!". Tôi làm theo. Khi tôi vừa kề tai vào bụng nàng, tôi nghe vợ tôi cất tiếng the thé, ngọng nghịu như tiếng đứa bé gái: "Bố cứ đi đi. Mẹ sẽ chăm anh và con".
Tôi nằm lặng im, nghe giọt nước nóng hổi, mằn mặn rơi từ trên cao xuống mặt mình. Vợ tôi vẫn ngồi nhìn tôi, tay nàng mân mê từng đường nét trên khuôn mặt tôi. Sau cùng nàng cúi xuống thật khẽ, hôn tôi và nói: "Hãy nhớ để em là người duy nhất được lấy hạt quýt cho anh..."
***
Ba tháng sáu ngày, tôi không còn gọi vợ tôi mỗi đêm nữa.Ba tháng sáu ngày xa vợ, tôi gặp em...Em 19 mơn mởn cuộn trào như sóng. Núi đồi lấp lánh theo từng bước đi trước mắt tôi làm gã đàn ông 39 đương thời cồn cào chực cháy. Nhưng có lẽ điều làm tôi nghĩ đến việc phải tiếp xúc với em vì em luôn cầm trên tay chực hờ một quả quýt. Em chỉ cầm chứ chưa bao giờ bóc vỏ để ăn.Sau cùng tôi cũng lấy hết can đảm để đến ngồi cạnh em trò chuyện. Em cởi mở. Em say sưa. Em ào ào như gió mới. Cuốn tôi đi qua những chân trời mà tôi chưa từng được đến trước kia, những chân trời đầy sắc màu của một phụ nữ trẻ, năng động, và rất "Tây".
Những điều tôi chưa từng nhìn thấy ở vợ mình bao giờ! Một ngày mùa đông, trên căn gác trống trải nơi em ở. Em hỏi tôi:
- Chắc anh có vợ rồi phải không?
- Sao em nghĩ thế?
- Vì anh trông chín chắn, phong độ và có sự nghiệp rồi...
- Điều đó liên quan gì ở đây?
- Giá mà trời có thể cho chúng ta một điều ước...
- Em không cần phải ước gì cả...
Chúng tôi lăn lóc trong tay nhau. Quả quýt em thường cầm trong tay theo thói quen vì em thích mùi vỏ thơm nồng của nó cũng bung ra, lăn lóc trơ trọi trên nền nhà...
Những ngày tháng sau đó chúng tôi sống rất vui vẻ và phấn khởi. Mỗi tuần tôi gọi điện về nhà một lần khi vắng em. Điều duy nhất tôi kể với em về vợ tôi là chuyện những hạt quýt.
Em cười to: "Chị ấy siêng nhỉ? Nếu anh muốn thì em cũng sẽ lấy hạt cho anh thôi. Nhưng tốt nhất nên mua loại không hạt. Khi nào không tìm được anh nhịn một vài hôm có sao đâu.
Tình yêu đâu chỉ nằm ở chỗ những hạt quýt đó. Anh nhỉ?". Rồi nồng nhiệt tìm lấy môi tôi.Tôi ngẫm nghĩ và thấy em nói đúng. Tình yêu đâu chỉ nằm ở chỗ những hạt quýt. Nhưng lòng tôi lại chao nghiêng...
***
Vợ tôi sinh và tôi không về kịp (có thật không tôi?).Nàng điềm tĩnh qua điện thoại:
- Không sao đâu anh, em khỏe. Cu Bin mỗi lần ăn quýt đều nhắc bố. Bảo là không có bố con được mẹ đút cho ăn nhiều ăn nhiều hơn, nhưng có bố thì thích vì được ngồi trong lòng bố...
- …
- Sao thế anh? Anh không khỏe à?
- À... Anh không sao... Em nghỉ sớm đi, mai anh gọi lại nhé...
Em đứng sau lưng tôi nước mắt ròng ròng. Em quăng đổ đồ tứng tung. Gào thét và tức tưởi. Em bảo tôi làm thế là không tôn trọng em. Em nói em có thể chấp nhận tôi lén lút gọi cho vợ, nhưng đừng lảm tổn thương em. Em nói cuộc tình này không công bằng với em, khi em là một đứa con gái chưa chồng chấp nhận yêu một người đàn ông có vợ. Cuồng phong kéo đến to hơn khi em cầm quả quýt ném thẳng vào tường, xác quýt văng tung tóe mọi nơi. Những hạt quýt rời ra và dính bết vào tường. Em khác vợ tôi quá. Những hạt quýt ấy vợ tôi phải dùng miệng tỉ mẩn lấy nó ra. Vậy mà với em chỉ cần một cái ném. Em nói đúng. Tình yêu đâu phải nằm ở những hạt quýt. Vì vậy, em mới có thể ném nó vào mặt tôi như thế. Phải không em?
Tôi nói với em:
- Chúng ta kết thúc đi.
- Kết thúc là sao? Anh cho rằng anh có quyền sử dụng em như một loại gái bao, thích là đến, không thích thì đi sao?
- Em nặng lời rồi. Ngay từ đầu anh đã không giấu diếm chuyện có vợ và thật ra anh chưa bao giờ hứa hẹn rằng sẽ bỏ vợ để lấy em.
- Nhưng anh nói anh yêu em. Và em đã tin.
- Ùm, anh yêu em. Nhưng không phải là bây giờ nữa...Em ôm mặt chạy ra cửa và mất hút dưới những tán lá phong nhuộm đỏ một khoảng trời.
Những ngày tháng còn lại với tôi thật nặng nề. Tôi quyết định bỏ dở tất cả để quay về cùng vợ. Tôi gọi điện báo cho nàng tôi sẽ đáp chuyến bay về nhà vào tuần sau. Tôi nghe vợ tôi vừa ru con vừa nức nở:- Anh có thể quay về không khi giờ đây em không còn là người duy nhất được lấy hạt quýt cho anh?
- Em nói gì vậy? Anh nhớ ghen bóng gió không phải là đặc tính của em.
- Cô ấy đã gọi cho em cách đây một tuần. Tôi buông ống nghe và quỵ xuống nền nhà lạnh toát...
"Cho và nhận" của Kahlil Gibran
Có một quyển sách, tựa đề tiếng Anh là "The Prophet", được viết bởi một thiên tài người Ả Rập tên là Kahlil Gibran, được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Anh năm 1923. Quyển sách này đã được Hồng Hà dịch ra tiếng Việt với tựa đề "Kẻ Tiên Tri", Quế Sơn Võ Tánh xuất bản lần thứ nhất năm 1970 tại Sài Gòn. Đây là đôi lời giới thiệu về tác phẩm của nhà xuất bản: "Được ấn hành lần thứ nhất năm 1923, "Kẻ Tiên Tri" đã giao truyền minh triết thâm trầm và đầy từ ái của mình qua hơn hai mươi thứ tiếng. Nguyên ấn bản Hoa Kỳ đã tiêu thụ hơn 3.000.000 cuốn (ba triệu). Đó là một điều dễ hiểu vì tiếng nói của "Kẻ Tiên Tri" chính là tiếng nói khôn ngoan phát xuất từ Thánh Thư Coran, từ mạch nguồn tâm linh Trung Đông và từ núi đồi sa mạc âm u Ả Rập giao thoa cùng thiên tài Kahlil Gibran. Đó chính là hơi thở của đời sống vào bất cứ nơi nào có đời sống...".
Trong tác phẩm này, thiên tài Kahlil Gibran đã chia sẻ với người đọc về nhiều vấn đề như: Tình yêu, Hôn nhân, Con cái, Cho Tặng v.v...
Xin được giới thiệu về chủ đề "Cho Tặng" trong tác phẩm Kẻ Tiên Tri của Văn Hào Kahlil Gibran.
...Xin người hãy nói về sự Cho Tặng.
Và người đáp:
Các ngươi cho rất ít khi đem cho những vật sở hữu của các ngươi. Đem cho chính bản thân, ấy mới thực là cho.
Vì vật các ngươi sở hữu là gì nếu không phải là những thứ các ngươi cất giữ và canh chừng vì sợ ngày mai sẽ cần đến chúng?
Và ngày mai, ngày mai sẽ đem lại gì cho các con chó quá cẩn trọng chôn những khúc xương trong bãi cát không dấu vết khi theo chân những người hành hương về thánh địa?
Và sợ thiếu thốn là gì nếu không phải đó chính là sự thiếu thốn?
Chẳng phải sợ khát khi giếng các ngươi đầy là sự khát khao không giải được đó sao?
...Có những kẻ cho rất ít trong lượng vô cùng họ có. Họ cho để được chú ý và lòng ham muốn thầm kín đó khiến tặng phẩm họ trở nên bất toàn.
Lại có những kẻ sở hữu rất ít và đem cho cả.
Đấy là những kẻ tin tưởng vào đời sống và sự sung mãn của đời sống, và rương họ chẳng bao giờ trống rỗng.
Có những kẻ hoan hỷ cho, và niềm hoan hỷ ấy là phần thưởng của họ.
Có những kẻ đau đớn cho, và nỗi đau đớn nầy là lễ rửa tội của họ.
Lại có những kẻ cho mà không biết đến đớn đau khi cho, cũng chẳng tìm kiếm niềm hoan hỷ, cũng chẳng cho với chủ tâm thi hành công đức. Họ cho như dưới thung lũng xa kia cây đào kim nhưỡng thổi hương ngát vào không gian.
Qua bàn tay của những kẻ ấy Thượng đế lên tiếng nói, và từ sau mắt họ Ngài mỉm miệng cười trên trần gian.
Cho khi người hỏi xin là một điều quý hóa, nhưng tốt hơn nên cho chẳng đợi xin, cho qua cảm thông.
Và đối với bàn tay mở rộng sự tìm kiếm người nhận là một niềm vui lớn lao hơn cả sự cho.
Có vật gì các ngươi nên giữ lại chăng?
Tất cả những gì các ngươi có một ngày kia sẽ phải cho đi. Vậy hãy cho ngay bây giờ, để mùa cho là mùa của các ngươi chứ chẳng phải của những kẻ thừa kế các ngươi.
Các ngươi thường nói: "Tôi sẽ cho, nhưng chỉ cho kẻ xứng đáng thôi."
Cây cối trong vườn các ngươi không nói thế, mà gia súc trong đồng các ngươi cũng chẳng bảo vậy. Chúng cho để có thể sống vì giữ lại là hư mất.
Chắc chắn những kẻ xứng đáng nhận những ngày và những đêm cho hắn, hẳn xứng đáng nhận mọi thứ khác nơi các ngươi.
Và kẻ đã xứng đáng uống từ biển đời hẳn xứng đáng múc đầy chén hắn trong dòng suối nhỏ của các ngươi.
Còn sa mạc nào lớn hơn sa mạc nằm trong lòng can trường và tin cậy, trong chính cả lòng từ thiện, của sự thu nhận?
Và các ngươi là ai để người ta phải xé lòng, lột bỏ kiêu hãnh, cho các ngươi thấy giá trị họ trần truồng và lòng kiêu hãnh họ không bối rối?
Trước hết hãy tự gắng xứng làm một kẻ cho, và rồi một công cụ của sự cho.
Vì thực ra đó là đời sống cho đời sống trong khi các ngươi tưởng mình là người cho lại chỉ là nhân chứng thôi.
Và hỡi những kẻ nhận - vì các ngươi đều là kẻ nhận - chớ lãnh gánh nặng của sự ghi ơn nào, kẻo các ngươi đặt ách lên chính bản thân và trên những kẻ cho mình.Tốt hơn hãy đứng cùng kẻ cho trên tặng phẩm như trên đôi cánh. Vì quá băn khoăn về món nợ tức là nghi ngờ lượng cả của kẻ cho có mẹ là lòng đất bao dung, có cha là Thượng đế nhân từ.